-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cả nước chỉ ghi nhận 890 ca mắc Covid-19
Tính từ 16h ngày 28/5 đến 16h ngày 29/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 890 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 890 ca ghi nhận trong nước tại 39 tỉnh, thành phố, có 617 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-36), Lào Cai (-32), Vĩnh Phúc (-30). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (+18), Hải Phòng (+3), Hòa Bình (+2).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.195 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.717.251 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.257 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.709.493 ca, trong đó có 9.445.535 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.599.973), TP Hồ Chí Minh (609.357), Nghệ An (484.542), Bắc Giang (387.564), Bình Dương (383.771).
8.439 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.448.352 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 189 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 126 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 27 ca; thở máy không xâm lấn: 3 ca; thở máy xâm lấn: 27 ca; ECMO: 6 ca.
Từ 17h30 ngày 28/5 đến 17h30 ngày 29/5 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 0 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.078 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.509.038 mẫu tương đương 85.816.124 lượt người. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 220.720.278 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.101.733 liều: Mũi 1 là 71.465.030 liều; Mũi 2 là 68.757.471 liều; Mũi 3 là 1.507.014 liều; Mũi bổ sung là 15.053.950 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.111.210 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 207.058 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.461.683 liều: Mũi 1 là 8.935.360 liều; Mũi 2 là 8.526.323 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.156.862 liều: Mũi 1 là 3.908.204 liều; Mũi 2 là 248.658 liều.
Hà Nội có ca 282 Covid-19, 41 ngày không có người tử vong
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua trên địa bàn TP có 282 ca Covid-19: 113 ca cộng đồng; 169 ca đã cách ly.
Bệnh nhân phân bố tại 118 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (23); Đông Anh (22); Hoàng Mai (20); Long Biên (20); Đống Đa (19); Nam Từ Liêm (19).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.600.759 ca. Đây là ngày thứ 41 Hà Nội không ghi nhận ca tử vong do Covid-19.
Trên địa bàn thành phố còn gần 81.300 ca đang điều trị, theo dõi, trong đó có 103 ca điều trị tại bệnh viện và hơn 81.100 ca theo dõi tại nhà.
Tính đến hết ngày 25/5, toàn thành phố đã tiêm được hơn 18,4 triệu mũi; trong đó, mũi 1 đạt 98,9%; mũi 2 đạt 96,4%; mũi bổ sung đạt 100%; mũi nhắc lại đạt 95,6%.
Đối với tiêm vắc-xin cho trẻ em, tính từ chiều 16/4 đến nay, thành phố đã triển khai tiêm mũi 1 cho 170.770 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đạt 100% và mũi 2 đạt 99,9%.
Khẩn trương tiêm vắc-xin mũi 3 và trẻ em
Tập trung đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 114/TB-VPCP và tổ chức tiêm chủng mũi 4 cho các đối tượng người từ 50 tuổi trở lên, cho người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid 19 như: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ảnh minh hoạ |
Khẩn trương tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hoàn thành tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong Quý II năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng tại công điện này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát đối tượng, đề xuất vắc-xin đảm bảo đủ để tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và gửi văn bản đề xuất về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo phân bổ đủ vắc-xin phòng Covid-19 nhanh chóng, kịp thời theo đề xuất của địa phương để triển khai theo kế hoạch.
Hướng dẫn kiểm soát cơn đau hậu Covid-19
Theo Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19 (hậu Covid-19) của Bộ Y tế, đau là triệu chứng thường gặp của những người hồi phục sau khi mắc Covid-19.
Cơn đau có thể ở các vùng cụ thể trên cơ thể (đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau ngực hoặc đau bụng) hoặc đau toàn chung chung hoặc lan rộng. Cơn đau dai dẳng (kéo dài hơn ba tháng) có thể ảnh hưởng và dẫn đến mất ngủ, các mức độ mệt mỏi, tâm trạng và khả năng tập trung hoặc làm việc.
Nếu bạn gặp các triệu chứng đau cụ thể, ví dụ như đau ngực, mức độ đau trầm trọng hơn khi hoạt động, bạn có thể xin tư vấn của cán bộ y tế.
Lời khuyên về cách kiểm soát cơn đau: Đối với đau khớp, đau cơ hoặc đau toàn thân, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen sau khi ăn.
Cán bộ y tế có thể kê các loại thuốc giảm đau nếu các thuốc nêu trên không có tác dụng.
Có thể khó để loại bỏ hoàn toàn cơn đau dai dẳng. Hướng tới việc kiểm soát được cơn đau cho phép bạn hoạt động và ngủ tốt hơn, và có thể tham gia các hoạt động thiết yếu hàng ngày.
Ngủ ngon có thể giúp giảm các triệu chứng đau. Căn thời gian sử dụng thuốc giảm đau trùng với thời gian ngủ sẽ hữu ích nếu cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Nghe nhạc thư giãn hoặc thiền cũng có thể giúp giảm mức độ đau.
Sắp xếp các hoạt động hàng ngày là công cụ hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau của bạn. Các bài tập thể dục nhẹ cũng giúp cơ thể giải phóng các chất trong cơ thể, gọi là endorphin giúp giảm mức độ đau.
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết ở TP. HCM
Sốt xuất huyết (SXH) đang tăng cao trên địa bàn TP. HCM với số ca nặng cao gấp 5 lần năm ngoái đã có 7 trường hợp tử vong, nhưng một bộ phận người dân vẫn còn chưa chú trọng trong việc phòng chống dịch.
Xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn có 115 ca mắc sốt xuất huyết và đã có 1 trường hợp tử vong. So với số ca mắc trong quý 2 năm 2021 thì con số này tăng gần gấp 3,5 lần. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã xử lý 15 ổ dịch. Hiện xã có 86 điểm nguy cơ, trong đó đã đi giám sát được 51 điểm.
Từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Hóc Môn có 47 ổ dịch với 773 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 139% so với cùng kỳ năm 2021, đứng thứ 5 của TP. HCM. Toàn huyện có 53 ổ dịch sốt xuất huyết tại 11/12 xã. Lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn cho biết, huyện có trên 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, vẫn còn một số hộ gia đình trữ nước bằng lu, hồ để sử dụng cho việc chăn nuôi hoặc tưới cây... tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển. Thời gian tới, huyện sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp để kéo giảm dịch bệnh dưới sự hỗ trợ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, Sở Y tế…
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, ngành y tế đã dự báo từ trước về tình hình dịch sốt xuất huyết, cho đến bây giờ thì nguy cơ bùng dịch đã hiện hữu. Cụ thể là số ca mắc, số ca nặng và số ca tử vong đều tăng cao hơn cùng kỳ năm 2021. Mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Thành phố, thế nhưng các dấu hiệu năm nay cho thấy nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
Vẫn còn sự chủ quan của người dân và sự vào cuộc chưa quyết liệt của địa phương trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Quá trình kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, vẫn còn nhiều điểm nguy cơ có lăng quăng, trong đó có cả trường học.
Ngành Y tế khuyến cáo, sốt xuất huyết vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay điều trị sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng ngừa, nhưng cách phòng ngừa đơn giản là người dân chỉ cần loại bỏ nơi đẻ trứng của muỗi, không để muỗi sinh sôi nảy nở. Mỗi gia đình nên thường xuyên dành 20-30 phút mỗi tuần để kiểm tra, dọn dẹp tất cả các đồ dùng chứa nước và dùng các biện pháp để không bị muỗi đốt, phải ngủ mùng, kể cả ban ngày.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Đa số các trẻ mắc tay chân miệng sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 8- 10 ngày. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách hoặc trường hợp trẻ sốt cao kéo dài và nôn nhiều sẽ có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp.
Các biến chứng này thường xuất hiện từ ngày 2- 5 của bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, do bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước của người bệnh, nên cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ bị bệnh.
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như:
Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up