-
Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt điều chỉnh Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trước 30/4 -
TP. Thủy Nguyên bước vào kỷ nguyên mới hiện đại, văn minh -
TP. Cẩm Phả vượt khó khăn, khơi thông nguồn lực để kinh tế bứt phá -
Đề xuất đầu tư dự án Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt hơn 900 tỷ đồng -
Hải Dương đầu tư khu công nghiệp tạo ”“đòn bẩy”” tăng trưởng kinh tế -
Thử thách cực đại trong cuộc đua rút ngắn tiến độ Dự án sân bay Long Thành
Dự án nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên Quốc lộ 13 sẽ được nâng chiều cao thêm hơn 1 m. Tổng mức đầu tư của Dự án là 132 tỷ đồng.
Còn Dự án nâng tĩnh không cầu Bình Phước 1 trên Quốc lộ 1 sẽ được nâng chiều cao thêm 1,25 m với tổng mức đầu tư hơn 110 tỷ đồng.
Cùng với việc nâng chiều cao, các cầu cũng được bổ sung hệ móng cọc khoan nhồi để gia tăng sự chịu lực của trụ cầu hiện hữu. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, thời gian thi công Dự án trong vòng 8 tháng, dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Lãnh đạo UBND TP.HCM cùng các sở, ngành thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Lê Anh |
Sau khi Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng đồng bộ với tĩnh không các cầu trên sông Sài Gòn đạt tối thiểu 7 m. Vì vậy, các tàu vận tải hàng hóa bằng đường thủy từ TP.HCM đến Bình Dương, Tây Ninh sẽ không còn bị cản trở bởi những cây cầu có tĩnh không thấp.
Ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết, đây là 2 cây cầu nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch liên kết vùng, phương tiện giao thông đông đúc, việc thi công hết sức phức tạp.
Dự án vừa thi công song vẫn phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi lưu thông trên cầu. Vì vậy, các đơn vị sẽ tăng cường từ nhân lực, vật tư để đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, cầu Bình Triệu 1 và cầu Bình Phước 1 được khai thác từ lâu, cầu đã cũ nên việc nâng cấp tĩnh không cầu là vô cùng khó khăn.
Cầu Bình Triệu 1 (bên phải) có tĩnh không thấp nên không đảm bảo cho các tàu chở hàng đi qua. Ảnh: Lê Anh |
Theo ông Cường, sông Sài Gòn có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, kết nối với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương cũng như Campuchia.
Hiện trên tuyến sông Sài Gòn có 14 cầu, chỉ còn cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1 chưa đảm bảo chiều cao khoảng thông thuyền tối thiểu 7 m để đảm bảo cho các tàu thuyền lưu thông.
Vì vậy, giải pháp nâng tĩnh không 2 cây cầu này sẽ khơi thông điểm nghẽn để đảm bảo đồng bộ khai thác tuyến đường thuỷ quan trọng này.
"Giao thông đường thuỷ vốn là thế mạnh của TP.HCM nên cần phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh này, chia sẻ áp lực với giao thông đường bộ. Tôi đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng như cam kết, đảm bảo đi lại trên cả đường bộ và đường thuỷ", ông Cường nhấn mạnh.
-
Vốn đầu tư nước ngoài “thăng hoa” cùng nền kinh tế -
Thử thách cực đại trong cuộc đua rút ngắn tiến độ Dự án sân bay Long Thành -
CII đề xuất làm đường trên cao đoạn qua Đồng Nai vốn đầu tư 12.800 tỷ đồng -
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Phê duyệt Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững