Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Vicem muốn chuyển nhượng Dự án xây 8 năm chưa xong tại Hà Nội
Thế Hải - 10/06/2019 14:06
 
Vicem đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất phương án chuyển nhượng toàn bộ Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, tổng mức đầu tư 2.744 tỷ đồng tọa lạc ở đoạn giao đường Phạm Hùng và Dương Đình Nghệ, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sở hữu vị trí đẹp trên đường Phạm Hùng, ngay cạnh tòa nhà Keangnam Landmark, Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có tổng mức đầu tư 2.744 tỷ đồng.
Sở hữu vị trí đẹp trên đường Phạm Hùng, ngay cạnh tòa nhà Keangnam Landmark, Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có tổng mức đầu tư 2.744 tỷ đồng, nhưng hiện dự án này đang "đắp chiếu".

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)  vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng kiến nghị việc chuyển nhượng dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có diện tích đất xấp xỉ 8.500 m2.

Dự án được triển khai theo Quyết định phê duyệt số 2208/QĐ-XMVN ngày 30/12/2011 của HĐTV Tổng công ty và Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000884 do UBND TP.Hà Nội ban hành năm 2010, dự án này có quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm với tổng diện tích sàn 81.000m2 ban đầu được dự kiến là Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem kết hợp cho thuê văn phòng.

Sở hữu vị trí đẹp trên đường Phạm Hùng, ngay cạnh tòa nhà Keangnam Landmark, Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có tổng mức đầu tư 2.744 tỷ đồng.

Dự án được xây dựng với mục đích làm trụ sở điều hành cho Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam kết hợp với văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại, tất cả đều đạt tiêu chuẩn hạng A.

Được khởi công vào 5/2011, tuy nhiên sau khi hoàn thành thi công xây lắp toàn bộ kết cấu phần ngầm và thân công trình thì dự án gần như bất động suốt nhiều năm nay. Trong khi đó, chủ đầu tư cho biết hiện tổng chi phí đã rót vào dự án này vào khoảng 1.430 tỷ, bằng vốn tự có.

Trong báo cáo, Vicem cho biết từ năm 2016 đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về chủ trương tìm nhà đầu tư chuyển nhượng dự án nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ trương thoái vốn lĩnh vực ngoài ngành. Chủ trương này cũng được cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý trên tinh thần bảo đảm nguyên tắc thị trường và thu lại lợi ích tối đa cho Nhà nước.

Ngày 10/3/2017, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 2243/VPCP-CN đề nghị Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của các Bộ ngành có liên quan để chỉ đạo việc chuyển nhượng dự án Trung tâm Điều hành và giao dịch Vicem của Tổng công ty. Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng và UBND TP.Hà Nội, Tổng công ty đã gia hạn thời gian hoàn thành dự án tới ngày 31/12/2020.

Ngày 20/2/2019, Vicem có văn bản 272/Vicem-HĐTV trình Bộ Xây dựng đề xuất phương án chuyển nhượng toàn bộ dự án với giá chuyển nhượng không thấp hơn chi phí đầu tư, đảm bảo thu hồi vốn nhà nước.

Hiện Tổng công ty cho biết đã thuê Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam đánh giá, đề xuất phương án xử lý dự án. Đến nay cơ bản các bộ, ngành liên quan đã đồng ý cho Vicem bán trụ sở, Vicem đã báo cáo Bộ Xây dựng việc tìm nhà đầu tư mua lại trụ sở.

Tại công văn công bố hồi năm ngoái, Bộ Tài chính cho biết, bên cạnh một số khoản đầu tư mang lại hiệu quả thì còn nhiều khoản đầu tư khác không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao như: Vicem Bút Sơn, Hải Vân, Hoàng Mai... Thậm chí, một số công ty lỗ hoặc có số lỗ luỹ kế lớn như Vicem Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và Sông Thao, Sông Đà 12, Tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai.

Kết thúc năm 2018, nhờ tiêu thụ sản phẩm tăng trưởng cao, đưa tổng doanh thu của Vicem cán mốc 37.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế 2.811 tỷ đồng, tăng 11% so với mức 2.525 tỷ đồng của 2017.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết hồi đầu năm nay, ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc Vicem cho biết, năm 2019, Vicem đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 40.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018, lợi nhuận trước thuế đạt 3.200 tỷ đồng, tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 31 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2018.

Vicem Đà Nẵng: Sa sút kinh doanh, lo công nợ
Công ty cổ phần Vicem Vật liệu xây dựng Đà Nẵng (mã DXV, sàn HoSE) đang đối mặt với tình hình kinh doanh sa sút và nỗi lo công nợ, tạo gánh nặng kép...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư