
-
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
-
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với Châu Âu
-
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu
-
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
Theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015 - 2016, bên cạnh bốn yếu tố thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam là: thị trường nội địa năng động, văn hóa và chuẩn mực xã hội, chính sách của Chính phủ và cơ sở hạ tầng, Việt Nam còn bốn yếu tố cản trở quá trình khởi sự kinh doanh, đó là: giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông, giáo dục về kinh doanh sau phổ thông, tài chính cho kinh doanh và chương trình hỗ trợ của Chính phủ, trong đó, chỉ số giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông và sau phổ thông được đánh giá là kém hơn mức trung bình của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Tương tự, trong 12 chỉ số về hệ sinh thái khởi nghiệp thì 3 chỉ số được đánh giá trên trung bình, 9 chỉ số dưới trung bình, trong đó giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông đã giảm từ 1,97 điểm xuống còn 1,57 điểm.
Sự suy giảm này cho thấy kỳ vọng về sự cải thiện của các chỉ số yếu kém trong hệ sinh thái khởi nghiệp qua các năm đã không được đáp ứng. Những cuộc cải cách giáo dục được thực hiện mỗi năm nhưng đều không hiệu quả. Việt Nam chưa có được lực lượng lao động trẻ có sự chủ động lựa chọn việc làm, chưa có kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo.
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Để có thể giải quyết những vấn đề này, báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015 - 2016 đã đưa ra những khuyến nghị. Theo đó, Việt Nam cần:
- Xây dựng các chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông theo hướng đào tạo kỹ năng sáng tạo, độc lập và làm việc nhóm. Cần phải đổi mới chương trình đào tạo ở bậc phổ thông theo hướng học để làm gì, chứ không phải học cái gì, đồng thời có thể giảng dạy một số kiến thức về kinh doanh giúp học sinh sớm định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Từ năm 2007 đến nay, chương trình giáo dục kinh doanh đã được đưa vào giảng dạy thí điểm trong các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, cần tiếp tục duy trì và đưa môn học này trở thành môn tự chọn trong chương trình học bậc phổ thông.
- Nhanh chóng hoàn thiện chương trình đào tạo doanh nhân ở các trường đại học, cao đẳng. Cần hướng dẫn cho sinh viên các trường kỹ thuật, trường dạy nghề kỹ năng khởi sự doanh nghiệp để các em có thể tự tạo việc làm trong ngành, lĩnh vực mình có chuyên môn.
- Phổ biến rộng rãi chương trình “Nhận thức về kinh doanh” để các cá nhân có thể tự đánh giá năng lực, điều kiện kinh doanh của mình. Phát triển các khóa đào tạo kỹ năng khởi sự doanh nghiệp cho người dân, nhất là thanh niên.
- Xây dựng một cơ quan đầu mối tập hợp các chương trình hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ để doanh nghiệp và những người làm kinh doanh dễ dàng tiếp cận.
- Sớm hoàn thiện dự thảo và ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội để cùng với Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển.

-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam -
Ngành sản xuất kỳ vọng hồi phục nhu cầu tiêu dùng nửa cuối năm 2025 -
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng -
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh -
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới