-
“Chông gai” sau hợp nhất doanh nghiệp -
Doanh nghiệp thép gặp khó với trữ hàng -
Fortune vinh danh Viettel nhờ hiện thực hóa giấc mơ giáo dục "không biên giới" -
Nhà đầu tư đổi “khẩu vị” M&A -
Tích lũy tương lai: Giải pháp nhà kho thông minh -
EVN GENCO1 phát 2,7 tỷ kWh điện trong tháng 11/2024
Cắt lỗ
Nếu không có gì thay đổi, phiên đấu giá tàu Vinalines Trader, số hiệu IMO 9140554 thuộc sở hữu của Vinalines sẽ được Công ty cổ phần Bán đấu giá tài sản Việt Nam tổ chức vào chiều 21/6/2017. Từ nay đến 11h ngày 17/6, các tổ chức, cá nhân sẽ phải nộp hồ sơ và đặt cọc số tiền 14,55 tỷ đồng để có thể tham gia phiên đấu giá tàu chở hàng có trọng tải lớn nhất thuộc sở hữu của “ông lớn” vận tải biển nhà nước Vinalines.
. |
Thông báo của Công ty cổ phần Bán đấu giá tài sản Việt Nam cho biết, giá khởi điểm cho tàu Vinalines Trader (đang neo đậu tại khu neo Hòn Gai - Quảng Ninh) là 97 tỷ đồng, tương đương 4,275 triệu USD. Mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% và các chi phí thực tế mà khách hàng trúng đấu giá phải thanh toán đối với lượng nhiên liệu, dầu nhờn chưa sử dụng, thực phẩm còn lại trên tàu tại thời điểm bàn giao tàu.
Tàu Vinalines Trader là tàu hàng rời cỡ lớn được đóng tại Nhật Bản năm 1997, được Vinalines mua về khi thị trường vận tải biển thế giới đang ở đỉnh cao với giá 28,98 triệu USD (tương đương 541 tỷ đồng). Sau 7 năm khai thác, giá trị còn lại của tàu Vinalines Trader tại thời điểm 30/6/2017 là 105,8 tỷ đồng.
Như vậy, ngay cả khi có tổ chức, cá nhân nào chấp nhận bỏ ra 97 tỷ đồng để mua lại con tàu này, Vinalines cũng sẽ chỉ thu được khoảng 92 tỷ đồng do phải trả chi phí bán đấu giá, một số phụ tùng, vật tư còn tồn trên tàu. Tính tổng cộng, ông lớn ngành vận tải biển sẽ lỗ khoảng 13 tỷ đồng trong thương vụ nhượng lại tàu Vinalines Trader.
Đây cũng là lý do mà HĐTV Vinalines buộc phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp trước khi nhượng bán tàu Vinalines Trader.
Trước đó, sau đúng một tháng chờ đợi, đầu tháng 6/2017, Vinalines đã nhận cái gật đầu của Bộ Giao thông - Vận tải về việc bán tàu Vinalines Trader, nhằm cụ thể hóa chủ trương thanh lý các tàu cũ có tình trạng kỹ thuật kém, hoạt động không hiệu quả, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
“Quá trình thực hiện bán đấu giá tàu, HĐTV Vinalines phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và theo quy định của Nhà nước”, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Công chỉ đạo.
Gánh nặng tàu già
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines, thị trường mua bán tàu biển đang trong giai đoạn không ổn định, tàu Vinalines Trader thuộc dòng Panamax, có trọng tải lớn, không hấp dẫn người mua. Mặt khác, tàu có tuổi tàu già (20 tuổi), với thiết kế lạc hậu, tình trạng kỹ thuật kém, hỏng hóc nhiều, chi phí sửa chữa lớn, nên Vinalines sẽ gặp khó khăn khi thực hiện mục tiêu bán tài sản.
Tuy nhiên, có khá nhiều lý do Vinalines phải đẩy đi càng sớm càng tốt các tàu già như Vinalines Trader. Cụ thể, trong trường hợp Vinalines Trader tiếp tục được khai thác đến năm 2019, thì chi phí duy tu, bảo dưỡng rất lớn, tàu sẽ không bảo đảm an toàn hàng hải và khai thác. Bên cạnh đó, với kết quả sản xuất - kinh doanh tàu đến hết năm 2016 lỗ 641 tỷ đồng, đặc biệt là việc khai thác tàu không đủ bù đắp chi phí hoạt động, thì càng tiếp tục khai thác tàu, sẽ phát sinh số lỗ càng lớn và không có khả năng trả nợ.
Lãnh đạo Vinalines cho biết, nếu tiếp tục khai thác tàu Vinalines Trader đến năm 2019, sau đó bán giải bản thì chi phí phụ tùng, vật tư, sửa chữa... phát sinh để duy trì tàu rất lớn. Nếu không đầu tư, tình trạng kỹ thuật của tàu sẽ không đảm bảo an toàn hàng hải và khai thác.
Dù không bảo đảm thu hồi vốn đầu tư, lãnh đạo Vinalines nhìn nhận, việc bán/thanh lý tàu Vinalines Trader là cấp thiết, nhằm cắt lỗ, tái cơ cấu đội tàu, giảm gánh nặng tài chính cho Tổng công ty, đặc biệt là khi Vinalines chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần (dự kiến ngày 30/9/2017 công bố giá trị doanh nghiệp).
Vinalines dự kiến, nếu việc đấu giá tàu Vinalines Trader không thành công sau một lần tổ chức bán đấu giá, thì sẽ chuyển sang hình thức bán chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.
Ngoài việc giảm gánh nặng khai thác, nếu việc chuyển nhượng Vinalines Trader được thực hiện thành công, Vinalines sẽ đẩy nhanh được quá trình tái cơ cấu đội tàu biển vốn gồm khá nhiều tàu già, khả năng sinh lời kém bằng đội tàu thế hệ mới, có tính năng kỹ thuật tốt.
Hiện Vinalines đã lên danh sách 21 tàu cũ (trong đó có Vinalines Trader) có chi phí sửa chữa lớn cần phải bán gấp trong giai đoạn 2017 - 2020. Khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu đội tàu Vinalines này chính là suất đầu tư cao, do nhiều tàu được đầu tư vào đúng thời điểm thị trường vận tải biển đang ở đỉnh cao (năm 2007-2008).
“Tuy nhiên, nếu chờ đến lúc thị trường phục hồi, thì đội tàu cũng đã già, chi phí bảo dưỡng rất tốn kém, nên Vinalines phải chấp nhận bán cắt lỗ để giảm gánh nặng tài chính cho đơn vị”, lãnh đạo Vinalines cho biết.
-
Tích lũy tương lai: Giải pháp nhà kho thông minh -
EVN GENCO1 phát 2,7 tỷ kWh điện trong tháng 11/2024 -
EVN tập trung đẩy nhanh các dự án nguồn điện -
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng -
59 container hàng nhập khẩu tồn tại cảng, cơ quan Hải quan tìm chủ nhân -
Tỷ phú Trần Đình Long cam kết thép đường ray cao tốc Hoà Phát thấp hơn nhập khẩu -
Tiếp tục hỗ trợ đưa Vietnam Airlines thành tập đoàn hàng không lớn trong khu vực
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”