Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Với AFD, EVN luôn có xếp hạng tốt
Thanh Hương - 30/06/2021 08:06
 
Vấn đề tài chính của EVN hoàn toàn không phải là chủ đề khiến ADF cảm thấy băn khoăn hay e ngại có sự rủi ro nào đó.

Là định chế tài chính quốc tế hoạt động không vì lợi nhuận của Chính phủ Pháp, ADF chuyên cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, với tiêu chí tài trợ chủ đạo là giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu.

AFD cũng là nhà tài trợ đầu tiên cung cấp các khoản vay không bảo lãnh Chính phủ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để thực hiện các dự án điện, mở đường cho các nhà tài trợ khác xem xét hình thức thu xếp vốn vay không bảo lãnh Chính phủ này.

Báo Đầu tư đã có cuộc trao đổi với ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD tại Việt Nam về việc cho EVN vay vốn.

Khoản vay cho Dự án mở rộng nhà máy thuỷ điện Ialy được ADF và EVN đàm phán trong bao lâu, thưa ông?

Ở dự án này, việc thảo luận kéo khá dài. Đối với riêng EVN, chúng tôi không có băn khoăn gì vì hai bên đã hiểu nhau khá rõ sau nhiều năm cộng tác. Tuy nhiên, các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ vẫn là một sản phẩm mới đối với Việt Nam.

Do không có bảo lãnh của Chính phủ nên cần có những thủ tục phù hợp để có thể thông qua khoản vay này. Và vì đây là thể thức mới nên mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, với sự hợp tác chặt chẽ của AFD và EVN, chúng tôi cũng đã vượt qua tất cả những khó khăn và những thủ tục cần thiết với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cả những ý kiến đồng thuận cần thiết.

Phải nói rằng, nếu không có sự hợp tác, tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên chúng ta sẽ không có cơ hội để đạt được thành công này.

Trước khoản vay cho Dự án mở rộng Nhà máy thuỷ điện Ialy, ADF đã cho EVN vay bao nhiêu tiền và khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ chiếm tỷ trọng ra sao, thưa ông?

Hiện tại, chúng tôi có tổng dư nợ khoảng 350 triệu Euro dành cho EVN và khoảng một nửa là các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ.

Như quý vị đã biết, khoảng 4 năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam không có bảo lãnh cho những khoản vay từ nước ngoài cho những doanh nghiệp lớn như EVN, nên điều thiết yếu của EVN là phải có  được những điều kiện tài trợ ưu đãi cho những khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ.

Ở đây AFD đã mở ra một con đường mới cùng với EVN và con đường này còn rất dài để cùng nhau đi tiếp.

Mối quan hệ thân thiết, tin tưởng lẫn nhau giữa đội ngũ cán bộ AFD và EVN đã cho phép chúng tôi dần dần vượt qua tất cả những khó khăn.

AFD và EVN đều hi vọng Chính phủ và Nhà nước Việt Nam tiếp tục có sự tin tưởng vào mối quan hệ hợp tác giữa AFD và EVN để việc thực hiện các thủ tục cho các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ sau này sẽ thuận lợi hơn. Và tôi tin tưởng, đây là điều sẽ làm được trong tương lai. 



AFD hoàn hoàn không có băn khoăn gì với EVN về việc này. EVN là doanh nghiệp lớn, vững vàng, quản trị rất tốt, chuyên nghiệp, mảng kế toán rất rõ ràng, cân bằng và hoạt động hết sức chuyên nghiệp.
Với AFD, EVN luôn có xếp hạng tốt. Vấn đề tài chính hoàn toàn không phải là những chủ đề chúng tôi cảm thấy băn khoăn hay e ngại có sự rủi ro nào đó. Cũng chính vì thế, AFD có thể dành cho EVN những khoản vay hết sức ưu đãi. AFD rất vui vì có thể hỗ trợ cho EVN trong vòng 20 năm qua.
Ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD tại Việt Nam

Khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ và không có bảo lãnh tại EVN có sự chênh lệch gì như thời gian vay, ân hạn cũng như lãi suất thế nào, thưa ông?

Thực ra, thời gian vay không khác nhau lắm, thời gian ân hạn tương tự nhau và có sự khác biệt về lãi suất. Đây là điều kiện bắt buộc để AFD có thể chịu những rủi ro, bảo đảm an toàn cho các khoản vay này vì khi có những rủi ro thì AFD sẽ phải tự gánh chịu.

Với những khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ thì điều kiện sẽ thấp hơn một chút.

Trên thực tế, AFD là nhà tài trợ đã sáng chế ra khoản vay không có bảo lãnh Chính phủ từ cách đây khoảng 15 năm và là ngân hàng đầu tiên có hình thức này.

Hiện một nửa số tiền cam kết cho các dự án trên thế giới của AFD là dành cho các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ.

Với những gì đã có giữa hai bên thì một số khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ mà AFD dự kiến cho EVN vay thời gian tới có thể triển khai nhanh hơn không, thưa ông?

Dự án tiếp theo là khoản vay cho Dự án mở rộng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. Đây là dự án mà AFD đã cam kết từ tháng 3/2021.

Các thủ tục đã được triển khai rất nhanh, đã có ý kiến của Bộ  Tài chính thông qua. Hiện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đang xử lý. Do đã có thực tế với khoản vay cho Dự án mở rộng Nhà máy thuỷ điện Ialy nên nhiều vấn đề có thể sẽ được rút gọn, việc thảo luận có thể nhanh hơn nhiều và chúng tôi hi vọng sẽ sớm ký kết được tài trợ.

Quan hệ giữa AFD và EVN dường như rất tốt, vậy đánh giá của ADF về hệ số tín nhiệm của EVN có cao hơn so với một số tổ chức xếp hạng khác như Fitch đưa ra không?

Thực ra là tương đương nhau. Chúng ta biết rằng, Fitch xếp hạng cho các doanh nghiệp nhà nước cũng vướng mức trần của xếp hạng Quốc gia. Nếu EVN ở trong quốc gia có mức xếp hạng cao hơn thì mức xếp hạng của EVN cũng sẽ cao hơn.

Hiện xếp hạng Quốc gia của Việt Nam là BB nên chúng tôi cũng không thể xếp hạng EVN cao hơn mức đó, mặc dù đây chỉ là xếp hạng của riêng EVN.

Khoản vay không bảo lãnh Chính phủ trị giá 74,7 triệu EUR cho Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng là khoản tín dụng không bảo lãnh Chính phủ thứ ba mà AFD cung cấp cho EVN, sau khoản vay cho Dự án Nhà máy thủy điện Huội Quảng trị giá 100 triệu USD, ký kết năm 2010 và khoản vay trị giá 24,2 triệu EUR cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 được ký kết vào tháng 10/2019.
Khoản tín dụng này của AFD sẽ giúp cho EVN triển khai dự án được thuận lợi, theo đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó, hiện nay EVN và AFD cũng đang nỗ lực để triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để có thể tiếp tục ký kết các khoản vay trực tiếp cho Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (75 triệu EUR) và Dự án lưới điện miền Nam của Tổng công ty Điện lực miền Nam (80 triệu EUR) vào cuối năm nay.

Quy hoạch Điện VIII: Giấc mơ lớn
Nhu cầu đầu tư cho ngành điện hàng năm được đặt ra trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII là 12-13 tỷ USD/năm, nghĩa là trong giai đoạn 2021-2045 cần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư