Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh cục bộ hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao vì đi qua nhiều khu tái cư mới xây, chồng lấn với công trình trọng yếu sẽ gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức giao thông.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Quảng Nam dự kiến cần hơn 37.000 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn ngân sách địa phương là hơn 25.000 tỷ.
Hiện có 5 dự án thành phần đang trong giai đoạn đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư để thực hiện nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau).
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 có chiều dài hơn 93 km, được đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng đặt mục tiêu thông tuyến vào tháng 5/2026.
Phạm vi nghiên cứu chính của Dự án này là toàn tuyến cao tốc dài 91 km từ TP.HCM đến Mỹ Thuận bao gồm các nút giao, công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh và hệ thống thu phí.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị cho biết đã có phản hồi đề nghị xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản hữu cơ Đại Nam -Ong Biển của Công ty TNHH Đại Nam - Ong Biển Quảng Trị.
Sáng 3/10/2024, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 được tổ chức, thu hút hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tập đoàn, các tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao trong và ngoài nước tham dự.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hoà Bình và Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu vừa ký kết hợp đồng Gói thầu XL02 thuộc Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Theo quy hoạch, tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 4 TP.HCM khoảng 206,72 km, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu 18,23 km, Bình Dương 47,95 km, TPHCM 16,7 km, Long An 78,3 km.