Sau giai đoạn sốt nóng, thị trường đất nền ngoại thành Hà Nội bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt, những vùng nằm xa trung tâm đang ngày càng khó thanh khoản, thậm chí xuất hiện tình trạng cắt lỗ.
Dự án nhà ở xã hội sắp mở bán tại quận Long Biên đang thu về hàng nghìn lượt quan tâm. Dự kiến, số người đăng ký bốc thăm suất mua sẽ vượt qua mức kỷ lục 1.500 hồ sơ từng được ghi nhận tại NHS Trung Văn.
Chiều nay (21/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Bổ sung quy định phân hạng chung cư; thêm trường hợp cải tạo, xây mới khu trọ, căn hộ cho thuê… đây là hai kiến nghị nổi bật được đưa trong cuộc họp mới đây của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.
Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra các điều kiện thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất không phải đất ở, cùng các tiêu chí lựa chọn dự án.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), vướng mắc trong xác định tiền sử dụng đất đang là điểm tắc nghẽn lớn nhất của thị trường địa ốc hiện nay, khiến doanh nghiệp thiệt hại rất lớn.
“Một khu đất mà đến 10 lần, 20 lần, 30 lần không tìm ra được đơn vị tư vấn định giá đất, thì chắc chắn, quy định pháp lý đang có vấn đề, nhất là khi doanh nghiệp tư vấn định giá cũng không dám tham gia, dù đây là hoạt động kinh doanh chính, là nguồn sống chính của họ”.
Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8. Đáng chú ý, quy định mới đã mở rộng mốc thời gian sử dụng đất không có giấy tờ được cấp sổ đỏ thêm 10 năm, từ 1/7/2004 thành 1/7/2014.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2024 cần có tiêu chí cụ thể, có tính định lượng, phù hợp với thực tế.