Khối ngoại đã mua ròng 3 phiên liên tiếp, với hoạt động giải ngân tập trung vào một số cổ phiếu như FPT, ACB... Đây cũng là những cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số chung.
VN-Index đã tăng gần 7 điểm trong phiên 2/7 nhờ sự nâng đỡ tích cực từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, và Khu công nghiệp. Điểm sáng của phiên còn là động thái mua ròng 940 tỷ đồng của khối ngoại.
Bà Thương Phạm, Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc tài chính Công ty BCG Energy thuộc Tập đoàn Bamboo Capital - BCG cho rằng, M&A sôi động giúp doanh nghiệp huy động vốn trong, ngoài nước hiệu quả.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UPCoM: KLB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông bất thường dự kiến tổ chức ngày 28/12, trình cổ đông thông qua kế hoạch niêm yết.
Sự sôi động của thị trường đang khiến chứng khoán trở thành miếng bánh đầy hấp dẫn với nhà đầu tư. Trong đó, nổi lên vai trò của các tổ chức trong nước.
Phiên thứ hai liên tiếp, giá trị giao dịch trên thị trường chỉ ở mức thấp. Nhà đầu tư e dè với các quyết định mua bán. Áp lực bán tăng lên sau khi VN-Index tiến đến mốc 1.460 điểm.
Với 72,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re, HNX: PRE) sắp phải chi hơn 65,5 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức lần đầu năm 2021 bằng tiền.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, để tăng trưởng GDP 6 - 6,5% vào năm 2022, cần phải bơm ngay gói hỗ trợ tài khóa 7-8 tỷ USD. Vấn đề là lấy tiền đâu ra để hỗ trợ.
Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCoM: VOC) sắp chi gần 146,2 tỷ đồng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt; trong đó, Tập đoàn KIDO dự kiến thu về xấp xỉ 127,6 tỷ đồng.
Nếu đợt phát hành thứ 8 thành công, Phát Đạt đã chào bán tổng cộng 2.155 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm. Hầu hết các lô trái phiếu có lãi suất 12-13%/năm đáo hạn năm 2023.