
-
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
-
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với Châu Âu
-
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu
-
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
Việc hỗ trợ doanh nghiệp hàng không là cần kíp, song theo các chuyên gia, cấp tín dụng ưu đãi chỉ nên là giải pháp sau cùng.
![]() |
Việc thực hiện gói hỗ trợ cho hàng không cần được tiến hành nhanh hơn. Ảnh: Chí Cường |
Tín dụng ưu đãi cần phải công bằng
Mới đây, Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét một số chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải sau khi tổng hợp ý kiến các đơn vị liên quan trong ngành. Trong số giải pháp hỗ trợ, Bộ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét kiến nghị của doanh nghiệp hàng không về hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất và gia hạn thời gian trả nợ…
Đến nay, Vietnam Airlines đã được Quốc hội và Chính phủ chấp thuận cho vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Tháng 3 năm nay, thêm VietJet Air và Bamboo Airways cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vay ưu đãi với mức ưu đãi tương tự Vietnam Airlines. Trong đó, VietJet Air kiến nghị Chính phủ cho vay 4.000 - 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn vay tới năm 2023, lãi suất khoảng 4%/năm. Bamboo Airways kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho vay khoảng 10.000 tỷ đồng (bao gồm cả vay thương mại và vay tái cấp vốn).
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư, PGS-TS. Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, nếu Chính phủ áp dụng các chính sách tín dụng ưu đãi với Vietnam Airlines, thì cũng nên áp dụng chính sách này với các hãng hàng không khác mới đảm bảo được sân chơi bình đẳng.
Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, cần phải thật cân nhắc nguồn lực khi ban hành cơ chế tín dụng ưu đãi cho một số doanh nghiệp cụ thể. Bởi không chỉ hàng không, nhiều ngành hàng khác (trong đó có du lịch, khách sạn) cũng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi Covid-19, nếu chỉ cấp tín dụng ưu đãi cho mỗi doanh nghiệp hàng không là không công bằng.
Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, việc hỗ trợ tín dụng với các doanh nghiệp hàng không khác tương tự Vietnam Airlines là cần thiết để đảm bảo công bằng và phải tiến hành nhanh. Cùng với hỗ trợ, cần yêu cầu các hãng hàng không đưa ra chính sách hỗ trợ tổng thể để vực dậy, như cắt giảm chi phí, dùng năng lượng sạch, có lộ trình trả nợ cho Nhà nước…
“Việc thực hiện gói hỗ trợ cho hàng không cần được tiến hành nhanh hơn, nếu vẫn giữ quan điểm không cho vay mới với doanh nghiệp thua lỗ, đầu tư vốn của Nhà nước phải đảm bảo an toàn, thì chắc chắn các hãng hàng không không thể vay được”, ông Lực phát biểu.
Để các hãng hàng không gọi vốn trên thị trường chứng khoán
Dù tán thành việc cấp tín dụng ưu đãi cho các hãng hàng không, song theo nhiều chuyên gia, Chính phủ nên ưu tiên chọn giải pháp khác để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này.
“Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang thuận lợi, nên cho các doanh nghiệp này huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần trên thị trường chứng khoán. Nhà nước có thể từ chối quyền mua hoặc mua vào, nhưng phải có lộ trình thoái vốn cụ thể. Nếu biện pháp này không thành công, mới tính đến cho vay ưu đãi”, ông Phạm Thế Anh đề xuất.


Trên thực tế, với Vietnam Airlines, bên cạnh cho vay 4.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi từ nguồn tái cấp vốn, Chính phủ đã cho doanh nghiệp này phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (hơn 86% là Nhà nước) với quy mô 8.000 tỷ đồng, nhưng chưa có thời gian phát hành cụ thể. Bamboo Airways cũng vừa có kế hoạch niêm yết tại Mỹ. Trong khi đó, để có thêm vốn lưu động, VietJet Air đang rao bán gần 18 triệu cổ phiếu quỹ (từ ngày 30/3 đến 28/4) trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, huy động hàng chục ngàn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán hiện nay, với doanh nghiệp hàng không, cũng không phải dễ dàng, bởi giá cổ phiếu hàng không trên thị trường đang tỏ ra kém hấp dẫn hơn cổ phiếu nhiều ngành hàng khác.
Vì vậy, bên cạnh cấp tín dụng và cho các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phần để huy động vốn, một giải pháp nữa được nhiều chuyên gia kiến nghị. Theo đó, Chính phủ có chính sách kích cầu, hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không này, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho hãng.

-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam -
Ngành sản xuất kỳ vọng hồi phục nhu cầu tiêu dùng nửa cuối năm 2025 -
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng -
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh -
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới