Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chủ tịch SBIC: Sẽ IPO vào năm 2015
Chí Hiếu - 31/03/2014 07:39
 
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) - Nguyễn Ngọc Sự cho biết con tàu Vinashin trước đây đang được sửa chữa, tra nạp nhiên liệu cho chuyến hải hành lớn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Vinashinlines làm thủ tục phá sản
Khánh thành Nhà máy Đóng tàu Damen - Sông Cấm
Ngành đóng tàu đón cú hích từ Vietship 2014
Quyết không để SBIC bình mới, rượu cũ
“Ốc đảo” của ngành đóng tàu Việt Nam
Ít phút trước, SBIC chính thức thay thế Vinashin
Giáng cấp Vinashin thành SBIC
Con tàu lớn Vinashin giờ mang tên mới SBIC đang được mông má lại chuẩn bị ra khơi. Ảnh: SBIC

Con tàu lớn Vinashin giờ mang tên mới SBIC đang được mông má lại chuẩn bị ra khơi. Ảnh: SBIC

Tại lễ ra mắt SBIC cuối năm ngoái, ông từng ví “con tàu Vinashin chỉ vừa được trục vớt lên khỏi mặt nước”. Con tàu ấy hiện ra sao thưa ông?

Từ buổi lễ ấy đến nay thực tế mới chỉ có 3 tháng, lại bị ảnh hưởng bởi Tết nên thực tế chưa thể ra khơi. Hiện chúng tôi đang tập trung sửa chữa đã.

Tuy vậy, vừa rồi SBIC cũng đã tổ chức thành công triển lãm công nghiệp tàu thủy quốc tế (Vietship) với khoảng 200 đối tác tham gia, từ khắp thế giới.

Riêng hợp đồng nguyên tắc ký được trị giá khoảng 300 triệu USD với đối tác ngoại, cả đóng và sửa chữa tàu. Bên cạnh đó chúng tôi cũng ký với Damen hợp đồng đóng 4 tàu và đã giao cho Công ty Đóng tàu Hạ Long thực hiện, một hợp đồng khác với đối tác Phần Lan đóng cả trăm nhà hàng nổi và đang thiết kế mẫu và soạn hợp đồng chính thức.

Những điều trên cho thấy các đối tác lớn đã thừa nhận thương hiệu SBIC. Chúng tôi đang tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện các quy chế… Có thể nói con tàu đang nạp nhiên liệu để chuẩn bị cho một chuyến hải hành lớn rồi.

Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa SBIC. Tổng công ty đến nay đã làm được gì rồi thưa ông?

SBIC mới có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải xin ý kiến kế hoạch cổ phần hóa. Theo đó, 4 đơn vị thành viên, gồm Công ty Tôn Vinashin, Cảng Chân Mây, Công ty Công nghiệp tàu thủy Hạ Long và Đóng tàu Cam Ranh sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2014. 5 đơn vị khác là Đóng tàu Thịnh Long; Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn, Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Bạch Đằng và Phà Rừng sẽ hoàn thành trong năm 2015.

Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm hoàn thành cả 8 công ty con chậm nhất là tháng 5/2015 để hoàn tất cổ phần hóa công ty mẹ vào cuối năm.

Để đẩy nhanh tiến độ Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty mẹ và SBIC cũng đã thành lập các ban chỉ đạo tại từng công ty để phân công nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cụ thể. Đây cũng là bài học rút ra được từ sự thành công của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp khác thuộc bộ.

Để cổ phần hóa, SBIC đã tìm được những đối tác chiến lược nào chưa?

Hiện chúng tôi đã và đang hợp tác với một đối tác hàng đầu thế giới trong ngành đóng tàu là Tập đoàn Damen của Hà Lan. Damen đang là đối tác chính của công ty Đóng tàu Sông Cấm, đơn vị suốt nhiều năm qua làm ăn có lãi, là điểm sáng nhất của SBIC. Tuần trước chúng tôi cũng đã khánh thành liên danh nhà máy đóng tàu Damen - Sông Cấm, nhà máy hiện đại nhất của Damen ở nước ngoài.

Damen đã bày tỏ muốn mua thểm cổ phần của Sông Cấm và của cả một số nhà máy đóng tàu khác thuộc SBIC, song chúng tôi đang xem xét và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Điều quan trọng là phải tìm được đối tác thích hợp cho từng nhà máy vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng. Ngoài Damen, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới từ Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đã bày tỏ mong muốn trở thành đối tác lớn của các nhà máy thuộc SBIC.

Việc có được những đối tác giống như Damen khiến chúng tôi tin tưởng vào quá trình cổ phần hóa sẽ nhanh chóng và thành công vì họ có thị trường, công nghệ, tài chính, quản trị… Nói chung họ tham gia với chúng ta từ cả đầu vào lẫn đầu ra.

Vậy còn vấn đề khó nhất là tái cơ cấu nợ thì sao?

Chúng tôi đã bước sang giai đoạn II. Giai đoạn I đã tái cơ cấu được 12.000 tỷ đồng trong số 29.000 tỷ đồng nợ trong nước và 124 triệu USD trong số165 triệu USD nợ ngoại tệ. 

Trong đợt II này Chính phủ cho phép tái cơ cấu cả nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ vay ODA, nợ Chính phủ vay rồi cho Vinashin vay lại nên khó hơn. Vị vậy số nợ trong nước là hơn 21.000 tỷ, còn nợ nước ngoài cần tiếp tục tái cơ cấu là khoảng 35 triệu USD. SBIC và Bộ Giao thông Vận tải đã làm hết trong khả năng của mình. Chúng tôi hy vọng trong quý II/2014 sẽ tái cơ cấu xong các khoản nợ cơ bản.

Hình hài SBIC khác Vinashin thế nào? Hình hài SBIC khác Vinashin thế nào?

(baodautu.vn) Quá trình tái cơ cấu giai đoạn II, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã có bước tiến dài với việc thu gọn đáng kể số lượng đầu mối để tập trung vào ngành nghề cốt lõi.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư