-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Công nhân làm vệ sinh các toa tàu tại ga Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh |
Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị giữ nguyên hiện trạng
Mặc dù phải chờ đợi ý kiến cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ, nhưng khả năng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quay về lại “mái nhà xưa” là rất thấp.
Vào cuối tuần trước, Bộ Giao thông - Vận tải đã có Công văn số 3406/BGTVT-QLDN gửi người đứng đầu Chính phủ, theo đó, Bộ kiến nghị không điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại.
Để tránh lặp lại những vướng mắc liên quan đến việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho bảo trì kết cấu cấu hạ tầng đường sắt như trong thời gian qua, Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị CMSC cần sớm rà soát trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trong đó cần sắp xếp cơ cấu bộ máy phù hợp với quy định pháp luật (Luật Đường sắt, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nghị định liên quan) về bảo trì, khai thác cũng như sớm nghiên cứu tách bạch kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải.
Trước đó, vào giữa tháng 2/2020, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1128/VPCP-CN truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải, CMSC đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của việc đưa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông - Vận tải. Yêu cầu này được đưa ra sau khi người đứng đầu Chính phủ đã nhận được một số ý kiến của chuyên gia và đại biểu Quốc hội đề nghị điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ CMSC về trực thuộc Bộ Giao thông - Vận tải quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của Tổng công ty.
Trong Công văn số 3406/BGTVT-QLDN, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc chuyển giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông - Vận tải tại thời điểm này có ưu điểm là cơ bản không phải điều chỉnh hệ thống hoạt động đường sắt, tận dụng hệ thống cơ cấu bộ máy hiện hữu quản lý, điều hành của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Đồng thời, với việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là đơn vị trực thuộc sẽ đem lại sự thuận lợi trong chỉ đạo, thực hiện quy hoạch, đầu tư và hoạt động đường sắt, vì Bộ Giao thông - Vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Trên thực tế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hiện không chỉ kinh doanh thuần túy, mà còn tham gia hoạt động quản lý tài sản nhà nước (tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư). Ít nhất 1/3 doanh thu hàng năm và 1/2 việc làm của hơn 10.000 lao động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đến từ việc quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, với kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng 2.800 - 3.000 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông - Vận tải cũng thừa nhận, nếu đưa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại bộ này sẽ đồng nghĩa với việc không phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng phải thực hiện rà soát điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành để triển khai giao vốn nhà nước trong bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện.
CMSC kiến nghị không điều chuyển
Trước đó, vào đầu tháng 4/2020, trong Công văn số 542/UBQLV-CNHT, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch CMSC cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông - Vận tải. Theo đó, Ủy ban sẽ tiếp tục thực hiện chức năng cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo đúng quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CMSC và Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 9/11/2018 ban hành quy chế về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về CMSC.
Lãnh đạo CMSC đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch Mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó cần xác định rõ loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ..., nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo kết nối đường sắt với các loại hình vận tải khách, kết nối đường sắt với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; đồng thời có giải pháp để phát triển hệ thống nhà ga, công trình thương mại, dịch vụ nhà ga đường sắt; xây dựng cơ chế giúp đường sắt phát huy được tiềm năng vốn có.
Một đề xuất quan trọng khác của CMSC là việc các cơ quan chức năng cần sớm phê duyệt Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, trong đó có việc tính toán giao một số tài sản như toàn bộ nhà ga, kho hàng, bãi hàng, tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hình thức tính thành vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Đề xuất này của CMSC cũng tương đồng với kiến nghị mới đây của Bộ Giao thông - Vận tải liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. Theo đó, tại Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư đang xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề xuất Chính phủ giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025. Sau thời hạn trên, giao Bộ Giao thông - Vận tải tổng kết đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia cho cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt quản lý, sử dụng.
Được biết, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là một trong 5 tổng công ty giao thông chuyển về CMSC từ tháng 11/2018. Đây là doanh nghiệp vừa thực hiện quản lý, cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, phi thương mại, vừa kinh doanh vận tải đường sắt. Mặc dù là doanh nghiệp duy nhất khai thác hệ thống đường sắt quốc gia, nhưng kết quả sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với hơn 26.000 lao động rất khiêm tốn.
Cụ thể, năm 2019, doanh thu toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạt 2.387 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 17,4 tỷ đồng và đang có xu hướng sụt giảm do không cạnh tranh nổi với đường bộ, hàng không về vận tải hành khách; đường biển và đường bộ về vận tải hàng hóa.
Theo đánh giá của CMSC, ngoài việc chất lượng hạ tầng, công nghệ khai thác quá lạc hậu, việc thị phần vận tải hàng hóa của Tổng công ty hiện chỉ chiếm 0,31% toàn ngành còn xuất phát từ việc tư duy bao cấp, độc quyền, chậm đổi mới và trình độ, kỹ năng quản trị kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam còn hạn chế.
“Rõ ràng, những vấn đề của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không phải là việc doanh nghiệp này thuộc CMSC hay Bộ Giao thông - Vận tải quản lý, mà xuất phát từ những hạn chế trong nguồn lực đầu tư; bất cập trong cơ chế quản lý, mô hình hoạt động của Tổng công ty, nhưng lại chưa có cơ chế để tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh”, ông Hoàng Anh khẳng định.
Từ năm 1955 đến nay, toàn bộ hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt gồm 15 tuyến đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố có tổng chiều dài 3.143 km do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được giao trực tiếp quản lý bảo trì, khai thác, sử dụng, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, an toàn, nhưng lại không được sở hữu hay định đoạt khối tài sản này.
Ngược lại, hàng năm, Nhà nước cân đối kinh phí để quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước dành cho việc nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng cũng rất hạn chế, chỉ chiếm 2,77% tổng vốn đầu tư cho ngành giao thông - vận tải.
Từ khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về CMSC, theo các quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Giao thông - Vận tải không thể giao trực tiếp cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông - Vận tải là cấp quyết định đầu tư. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ phối hợp thực hiện với vai trò là đơn vị sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong khi đó, CMSC lại không có chức năng nhận vốn ngân sách nhà nước để phân giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025