-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chuỗi Fairtrade đầu tiên tại ASEAN
Mới đây, Công ty Sunshine Holding đã đồng loạt khai trương 3 cửa hàng tại Văn Quán, Văn Khê, Xa La thuộc Hà Đông (Hà Nội) cung cấp các sản phẩm nông sản và dược phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn Fairtrade, với định hướng phân phối tại Việt Nam và xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á. Năm nay, công ty này sẽ mở 72 điểm bán trong nội thành Hà Nội và vươn ra thị trường Hồng Kông.
Chuỗi cửa hàng Fairtrade sẽ được phát triển theo 3 mô hình gồm: Flagship là cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sở hữu, diện tích 30 m2 (nơi chế biến cũng như bán và giới thiệu sản phẩm); Shop in Shop (S-I-S) kết hợp với các quán café, diện tích 8 m2 (tận dụng không gian phục vụ của quán cafe); xe bán hàng di động (Cart), chủ yếu để vận chuyển đồ và nâng cao nhận diện thương hiệu. Theo đó, 1 cụm sẽ có 6 S-I-S, 1 Flagship, 1 xe bán hàng di động. Các Fairtrade sẽ tập trung vào 7 nhóm sản phẩm chiến lược: rau, quả, hoa và cây, đồ đóng gói, đồ ăn, đồ uống, bữa ăn tiện lợi.
Fairtrade sẽ tập trung vào 7 nhóm sản phẩm chiến lược: rau, quả, hoa và cây, đồ đóng gói, đồ ăn, đồ uống, bữa ăn tiện lợi. |
Ông Nguyễn Huy Minh, Tổng giám đốc Sunshine Holding cho biết, mô hình này sẽ giải quyết 4 vấn đề: giới thiệu sản phẩm; bán hàng trực tiếp và phân phối online; cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini xung quanh, trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam mà các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi không đón nhận bởi sản phẩm đó chưa có thương hiệu, hoặc người sản xuất không có tiền để đưa sản phẩm vào.
Theo ông Minh, chuỗi cửa hàng Fairtrade sẽ nhắm vào đối tượng là những người tiêu dùng nữ độ tuổi từ 22 đến 35, có mức thu nhập trung bình 15 triệu đồng/tháng. Những đối tượng tiêu dùng này đã có ý thức, trách nhiệm xã hội, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hay các dòng sản phẩm hữu cơ, sạch.
Ông Minh khẳng định, mục tiêu mở 72 điểm bán trong năm nay không phải là quá nhanh đối với mô hình này, vì việc tìm địa điểm mặt bằng không khó. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn thử nghiệm, mục tiêu doanh thu còn khá khiêm tốn: đối với Flagship là 200 triệu đồng/tháng, đối với S-I-S là 120 triệu/tháng.
Thách thức lớn về nhân lực
Ông Nguyễn Quang Huy, một chuyên gia tài chính độc lập từng tìm hiểu rất kỹ các mô hình phân phối, bán lẻ các nước thuộc khu vực ASEAN nhận định, mô hình cửa hàng tiện lợi, thực phẩm hữu cơ đang phát triển rầm rộ, nhưng mô hình chuỗi Fairtrade lại chưa hình thành rõ. Nhìn chung các mô hình này đều bán các loại hàng hóa phục vụ con người, nhưng Fairtrade tương đối chuyên biệt.
“Khi người ta cần bất cứ cái gì, họ sẽ đến cửa hàng tiện lợi. Nhưng khi cần các đồ thực phẩm, nông nghiệp, hữu cơ, sạch, họ sẽ đến Fairtrade hơn là cửa hàng tiện lợi, vì nơi đây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ tạo ra thương hiệu với phân khúc sản phẩm riêng”, ông Huy phân tích.
Để ra một chuỗi cửa hàng bán lẻ, mô hình nào cũng phải giải quyết các vấn đề về mặt bằng, lưu lượng giao thông, đối tượng khách hàng xung quanh, số lượng hàng hóa, chính sách khuyến mại và đầu tư truyền thông. Rất nhiều tên tuổi hiện nay khi đầu tư vào hệ thống bán lẻ chỉ cần có những yếu tố đó là xong, nhưng yếu tố quan trọng hơn là nguồn nhân lực quản lý lại đang là thách thức rất lớn.
Minh chứng là, hiện có những tên tuổi bán lẻ trên thị trường lên kế hoạch mở hàng trăm, hàng nghìn điểm bán, cửa hàng chuyên biệt, tiện lợi… Nhưng khi mở đến số lượng cửa hàng nhất định, họ phải chững lại vì bị hạn chế về chất lượng nguồn nhân sự quản lý cấp trung và cấp cao có tư duy vừa lo tài chính, tiếp thị, quản trị nhân sự và hàng hóa.
“Vấn đề phát triển hệ thống không phải là tiền, mà là con người và đội ngũ triển khai. Cho đến khi chưa có được đội ngũ triển khai tốt, chuyên nghiệp, thì chúng tôi chưa mở rộng”, ông Minh cho biết.
Đó là chưa kể, bán lẻ quay vòng vốn rất nhanh, lại chiếm một lượng vốn lớn. Một siêu thị lớn phải cần đến 20.000 - 30.000 mặt hàng, siêu thị mini cần 2.000 - 3.000 mặt hàng, chợ cũng 750 mặt hàng… Đó là chưa kể chi phí mặt bằng, trả lương. Được biết, những chuỗi siêu thị lớn nhất hiện nay ở Việt Nam lỗ khoảng 150 tỷ đồng/tháng. Trong khi đó, đối với Fairtrade, chi phí đầu tư chỉ khoảng 200 triệu đồng/cửa hàng, thấp hơn khoảng 50% so với đầu tư cửa hàng tiện lợi, trong đó chi phí mặt bằng chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Mặc dù vậy, việc phát triển chuỗi cửa hàng Fairtrade cả trong nước và vươn ra khu vực ASEAN cũng có những điểm yếu không dễ khắc phục. “Chúng tôi cam kết 100% chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc sản truyền thống, nhưng các sản phẩm Việt Nam thường yếu về chất lượng, thiếu về sản lượng. Khi không tìm được các nhà cung cấp đủ sức đi cùng, thì đó là điểm yếu của chúng tôi trong việc phát triển chuỗi Fairtrade”, ông Minh thừa nhận.
Đến thời điểm này, tại các cửa hàng Fairtrade, các sản phẩm hoa quả như nho, cam, dưa, bưởi… có nhiều nhà cung cấp đủ khả năng. Nhưng các dòng sản phẩm thực phẩm đóng gói vẫn còn là câu hỏi lớn về chất lượng vì ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam còn rất kém và doanh nghiệp nhiều khi không kiểm soát được nguồn nguyên liệu thô.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch chỉ tính riêng cho 9 triệu người tại Hà Nội là rất lớn. Hiện nhu cầu rau tại Hà Nội vào khoảng 2.000-3.000 tấn/ngày, trong khi nguồn cung chỉ đáp ứng 30% lượng (Hà Nội chỉ có 5.000 ha rau an toàn, sản lượng ước đạt 795 tấn/ngày).
Fairtrade sẽ phục vụ cộng đồng nhiều hơn là kinh doanh thông thường. Dĩ nhiên, đầu tư kinh doanh thì phải có lãi, nhưng trong mô hình Fairtrade, không phải mua rẻ bán đắt, mà mua cao nhất có thể cho người sản xuất và bán tới khách hàng giá hợp lý, tổ chức kinh doanh tạo ra giá trị bổ sung cho chuỗi đó và thu lại lợi nhuận sau cùng.
Như vậy, giống như chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuyên biệt khác trong hệ thống phân phối, bán lẻ hiện nay, chuỗi cửa hàng Fairtrade cũng không tránh khỏi nhưng điểm yếu và sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm ngoại nhập khẩu khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp đinh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, mô hình do một nhóm doanh nhân trẻ cùng bắt tay xây dựng này được cho là đối thủ đáng gờm đối với các mô hình bán lẻ theo chuỗi hiện đại đang bùng nổ ở Việt Nam.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025