-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Sống với đam mê thực sự mới là hạnh phúc
Đa số người Việt hưởng nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài đều mong muốn trở thành luật sư, bác sĩ hoặc doanh nhân… Vì sao anh lại muốn trở thành một đầu bếp?
Tôi ra đời tại một trại tị nạn ở Thái Lan và sau đó theo gia đình chuyển tới Úc. Để kiếm sống, ba mẹ tôi đã mở một quán ăn nhỏ bán đồ Việt ở khu Cabramatta, Sydney với tên gọi "Phở Cây Dù". Quãng thời gian lớn lên trong ngôi nhà luôn “đỏ lửa” với những tiếng xào nấu ngày đêm đã nuôi dưỡng tình yêu ẩm thực trong tôi.
Ngay từ khi 5 tuổi, tôi và các anh chị đã được ba dạy nấu ăn. Đến năm 14 tuổi, tôi muốn mở một nhà hàng của riêng mình và trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Đó là niềm đam mê thực sự chứ không đơn thuần là một công việc để kiếm tiền. Ba mẹ khi đó rất thất vọng vì họ mong tôi có thể làm được điều gì hơn thế. Để thuyết phục hai người, tôi đã dõng dạc khẳng định rằng: Thưa ba mẹ, nấu ăn chính là niềm đam mê của con. Con có thể kiếm hàng triệu đô la hằng năm khi làm nhà băng nhưng con không thấy hạnh phúc. Vậy, điều đó có nghĩa lý gì đâu!
Đầu bếp nổi tiếng người Úc gốc Việt Luke Nguyễn. |
Anh từng chia sẻ rằng việc nấu ăn có thể làm thay đổi cuộc đời một con người. Anh hãy giải thích một chút về quan điểm này?
Với tôi, nấu nướng là một quá trình thể hiện sự sáng tạo, khi bạn gửi gắm tất cả tâm tư, cảm xúc và cả nghệ thuật vào trong một món ăn. Thông thường, chúng ta sẽ thể hiện những điều này lên trên một tác phẩm nào đó, chẳng hạn như một bức tranh hay bài hát, nhưng tôi là đầu bếp nên đã chọn món ăn làm công cụ. Tôi gửi gắm tình cảm của mình vào trong đó nên bất kì món ăn nào cũng đều phản ánh cá tính của tôi. Tôi cảm thấy cuộc sống của mình trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn khi làm công việc này.
Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã thực hiện những chương trình ẩm thực nào ở Việt Nam? Anh có dự định gì để quảng bá nền ẩm thực Việt Nam nói riêng và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung đến bạn bè quốc tế?
Khoảng 10 - 15 năm trước, tôi bắt đầu viết một cuốn sách về ẩm thực đường phố Việt Nam và về tầm ảnh hưởng của người Pháp đối với ẩm thực Việt. Sau đó, tôi có làm chương trình truyền hình Luke Nguyễn of Việt Nam để giới thiệu và chia sẻ cho thế giới thấy Việt Nam là một đất nước vô cùng đa dạng từ Bắc vào Nam.
Luke Nguyễn (giữa) trong tiệc chiêu đãi mừng Quốc khánh Australia. |
Tôi cũng từng đến lưu vực sông Mekong để tìm hiểu về cuộc sống của người dân nơi đây, đó chính là tiền đề để tôi cho ra đời cuốn sách dạy nấu ăn mang tên Luke Nguyen's Greater Mekong.
Những chương trình tiếp theo là làm về tất cả các nhà hàng của tôi, tập trung vào chuỗi nhà hàng Việt Red Lantern ở Australia, nhà hàng Việt ở Hong Kong và cả trường dạy nấu ăn ở Tp.HCM.
Với các chương trình đó, tôi luôn cố gắng chứng minh cho truyền thông và cả thế giới thấy ẩm thực Việt tuyệt vời đến nhường nào. Tôi muốn đem ẩm thực Việt lên bản đồ ẩm thực thế giới cũng như chương trình MasterChef để khẳng định rằng, Việt Nam chúng tôi có rất nhiều MasterChef.
Theo anh, điều gì là quan trọng nhất khi bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực nói chung và nghề đầu bếp nói riêng?
Điều đầu tiên bạn cần xác định chính là hướng đi của mình. Để trở thành đầu bếp có nghĩa là làm kinh doanh, bạn phải chọn xem mình muốn trở thành kiểu đầu bếp như thế nào? Bạn muốn tập trung vào phong cách ẩm thực gì, chẳng hạn như ẩm thực Việt, Pháp, Ý, Úc hiện đại hay châu Âu.
Tiếp theo, hãy lựa chọn kiểu nhà hàng bạn muốn học việc trong ít nhất 4 năm. Khoảng thời gian đó, hãy làm việc từ nhà hàng này qua nhà hàng khác, học hỏi kinh nghiệm cũng như kỹ năng của các bếp trưởng giỏi nhất và bạn sẽ trở thành một đầu bếp thực thụ. Đây cũng chính là kinh nghiệm của tôi khi khởi nghiệp ở Australia.
Tóm lại, để trở thành một đầu bếp thì các bạn cần 4 đến 10 năm làm việc cực kỳ chăm chỉ, học hỏi những kiến thức nấu ăn căn bản cũng như cách nhận biết hương vị. Một đầu bếp sushi không thể phục vụ một bữa sushi cho khách nếu chưa đủ 10 năm kinh nghiệm. Vậy nên, ngoài đam mê và niềm yêu thích nấu ăn thì cần kiên trì học việc từ thực tế, từ các đầu bếp giỏi, đôi khi phải chấp nhận làm việc không công.
Anh có lời khuyên gì dành riêng cho các bạn trẻ Việt Nam đang muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực để trở thành đầu bếp thành công như anh?
Ngành dịch vụ ăn uống rất phức tạp và nhiều áp lực. Việc nấu cho 6 người trong gia đình so với 600 người trong nhà hàng là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Có 4 điều quan trọng tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ đang và sắp theo đuổi “giấc mơ ẩm thực”.
Yếu tố quan trọng nhất là các bạn phải đam mê nấu ăn và có sự hiểu biết nhất định về văn hóa ẩm thực. Hãy khởi động công việc của mình bằng niềm yêu thích, bắt đầu từ những món ăn các bạn muốn làm và đừng quá bận tân đến nhận xét của những người xung quanh.
Thứ hai, như tôi đã chia sẻ ở trên, dành 4 đến10 năm làm việc chăm chỉ ở các nhà hàng để học tập kinh nghiệm từ nhiều đầu bếp khác nhau.
Thứ ba, các bạn nên tìm tòi và sáng tạo không ngừng khi chế biến món ăn. Bởi công việc của người đầu bếp cũng tương tự như người kể chuyện, bạn vừa phải truyền tải được nội dung, nhưng cũng phải tìm ra cách thể hiện mới mẻ nhằm khiến người nghe thấy thú vị.
Cuối cùng, nên chuẩn bị sẵn tâm lý để đứng làm việc và nếm thử món ăn trong suốt 15h/ngày (cười).
Gửi gắm một câu chuyện trong mỗi món ăn
Là đầu bếp nổi tiếng với các món ăn Việt, anh đánh giá nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam là gì? Đồ ăn vùng miền nào khiến anh thấy ấn tượng nhất?
Nhiều người thường hỏi tôi ẩm thực Việt Nam như thế nào. Tôi trả lời rằng đồ ăn Việt rất bổ dưỡng, tươi ngon, nhiều đồ cuốn, hương vị nhẹ nhàng, tinh tế, không cay quá hay ngọt quá mà rất dễ ăn. Nó thực sự khác biệt với đồ ăn của người châu Á ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc hay Đài Loan…
Rất nhiều món ăn Việt đã nổi tiếng trên toàn thế giới như phở, bánh mỳ, gỏi cuốn... Các nhà hàng của tôi tại Úc và Hong Kong cũng phục vụ nhiều loại đồ ăn mang hương vị đặc trưng của Hà Nội, Hội An, Đà Nẵng. Tuy nhiên, tôi ấn tượng nhất với đồ ăn thường ngày của Hà Nội. Lý do là đồ ăn Hà Nội có hương vị rất nhẹ nhàng, thanh tao, không có quá nhiều thành phần nguyên liệu, trong đó Phở là một ví dụ cụ thể.
Ngoài ẩm thực, anh còn có đam mê với công việc nào khác?
Đó chính là du lịch. Tôi từng tự hỏi nếu không đi du lịch thì cuộc đời mình sẽ ra sao? Những chuyến đi giúp tôi biết thêm nền văn hóa mới, ngôn ngữ mới, những món ăn mới và học hỏi từ các đầu bếp khác. Chẳng hạn khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Pháp hay Campuchia, tôi có thể tìm hiểu về nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Tôi mong muốn tiếp tục học hỏi về đồ ăn, ẩm thực, lịch sử, văn hóa… nên du lịch là một niềm đam mê rất lớn.
Ai là người có ảnh hưởng nhất đến phong cách nấu nướng của anh?
Ba mẹ là những người có ảnh hưởng lớn nhất đến cách nấu ăn của tôi từ khi còn trẻ. Họ dạy tôi những điều căn bản về ẩm thực Việt, từ việc chọn nguyên liệu tươi ngon tới cách nấu các món ăn sao cho hấp dẫn. Bản thân tôi muốn học hỏi nhiều hơn, nên năm nào cũng về Việt Nam và đến một vài địa điểm để trải nghiệm. Càng đi nhiều thì tôi càng nhận ra ẩm thực đường phố có dấu ấn mạnh mẽ đến phong cách của mình trong suốt thời gian qua. Mỗi lần quay trở về từ đất nước này, tôi lại mang theo một vài ý tưởng mới.
Đồ ăn do mỗi đầu bếp chế biến đều có một “chất” riêng. Nếu được miêu tả ngắn gọn về phong cách ẩm thực của mình, anh sẽ nói điều gì?
Phong cách nấu ăn của tôi không có gì cầu kỳ, chủ yếu lấy cảm hứng từ đường phố và văn hóa, kết hợp với việc sử dụng những nguyên liệu tuyệt vời nhất. Tôi thích nấu ăn theo hướng thân thiện nhằm giúp người thưởng thức thấy thư giãn cũng như cảm nhận được rõ nhất tính cách người nấu và lịch sử, văn hóa ẩn chứa đằng sau đó. Chính xác hơn, phong cách của tôi là luôn gửi gắm một câu chuyện nào đó trong mỗi món ăn.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo