-
SMEDF hợp tác với VietABank hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi -
Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 Thương hiệu dẫn đầu và Top 50 Doanh nghiệp quản trị tốt nhất Việt Nam -
Năm 2024, vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam cao kỷ lục -
Nhà đầu tư được TP.HCM miễn thuế với thu nhập chuyển nhượng vốn từ đổi mới sáng tạo -
Thấy gì từ con số xuất khẩu gần 4 tỷ USD của ngành điều -
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024: SABECO chia sẻ từ kế hoạch đến hành động
Mục tiêu tăng trưởng đầy quyết tâm của đất nước năm 2025 và giai đoạn tiếp theo thêm một lần nữa đặt khu vực doanh nghiệp nhà nước, với vài triệu tỷ đồng tài sản và hàng chục năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, vào điểm “khai hỏa”.
Nhưng cũng thêm một lần nữa, đòi hỏi gỡ điểm nghẽn thể chế cho doanh nghiệp nhà nước trở nên cấp bách khi sứ mệnh của khu vực doanh nghiệp này là đầu tư kiến tạo phát triển, chứ không đơn thuần là đầu tư kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện bằng được sứ mệnh dẫn dắt những ngành, những lĩnh vực then chốt |
Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới
Dứt khoát “bỏ tư duy không quản được thì cấm” là chìa khóa đưa doanh nghiệp nhà nước bước vào kỷ nguyên mới.
Sao vẫn không rõ quyền của doanh nghiệp nhà nước…
Cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngay trước thềm cuộc thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV về nội dung này có rất nhiều khoảng lặng.
“Tôi không biết nên góp ý thế nào. Đúng là doanh nghiệp nhà nước rất cần gỡ điểm nghẽn thể chế, nhưng không thể vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng. Dự luật này cần gia cố thêm rất nhiều, nếu không, sẽ lại làm khó thêm cho khu vực doanh nghiệp nhà nước”, ông Hiếu lo lắng.
Theo ông Hiếu, cách tiếp cận của luật này không rõ, nhiều khái niệm, nội hàm các quy định không thống nhất, không tương thích trong phạm vi nội dung của Luật và với các luật khác có liên quan, như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán... Đặc biệt, điều khoản vô cùng quan trọng là nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp khiến ông Hiếu bất an.
“Doanh nghiệp nhà nước không phải là doanh nghiệp bình thường, bị giới hạn phạm vi kinh doanh trong điều lệ doanh nghiệp khi được thành lập. Nhưng điều này không có nghĩa, doanh nghiệp nhà nước chỉ được làm những quyền như quy định tại Điều 12, như tuân thủ quy định của pháp luật; tự chủ, chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng chiến lược, kế hoạch và mục tiêu được giao; báo cáo, giải trình kịp thời, đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền; chấp hành nội dung giám sát, kiểm tra... Ngay cả quy định của quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Điều 8, quy định về đầu tư vốn cũng không đúng”, vị đại biểu Quốc hội trăn trở với 34 trang Dự thảo kín đặc các dòng ý kiến viết tay.
Từng trực tiếp tham gia xây dựng Luật Doanh nghiệp năm 2005 - được gọi là Luật Doanh nghiệp “thống nhất” với sự kết hợp và thay thế các quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp trong các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp nhà nước, ông Hiếu chứng kiến những trăn trở, khó khăn của sự thống nhất này. Nhưng ông cũng chia sẻ về sự “thay da, đổi thịt” của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi được bước vào sân chơi chung về quản trị, chịu kỷ luật của kinh tế thị trường kể từ năm 2006 và đặc biệt là sau năm 2010 - thời điểm Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực, hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Vậy mà, sau hơn 20 năm, doanh nghiệp nhà nước có vẻ lại bị đưa vào những quy trình, thủ tục riêng biệt, đặc thù, với nhiều tầng nấc.
Dấu vết của tư duy “không quản được thì cấm”?
Những lo ngại của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi tham gia thẩm tra Dự án Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất đáng quan tâm. Trong báo cáo gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng tại Dự thảo Luật chưa bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện; Dự thảo Luật còn nhiều nội dung phải được rà soát, làm rõ, thống nhất trong phạm vi của Luật; chưa bảo đảm tính đồng bộ với quy định khác của pháp luật có liên quan; chưa bảo đảm tính kế thừa đối với những nội dung quy định tại Luật số 69/2014/QH13 còn giá trị thực tiễn.
Những ví dụ cho các nhận định trên rất nhiều, ở ngay các nội dung có ý nghĩa “then chốt”. Ví như, chưa làm rõ nội hàm “vốn nhà nước”, “vốn của doanh nghiệp”, “vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”, dẫn tới chưa phân tách rõ vốn nhà nước và vốn của doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp.
Nội hàm “quản lý nhà nước” chưa được quy định rõ ràng, thống nhất, không thể hiện được nội dung cơ bản của quản lý nhà nước là gì và chưa thể hiện nguyên tắc phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu và quản trị doanh nghiệp, có thể dẫn đến những khó khăn, vướng mắc khi triển khai…
Ông Hiếu cũng tỏ ra lo ngại khi đọc nội dung về giám sát, kiểm tra, thanh tra quản lý vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp.
“Thanh tra, kiểm tra chỉ là công cụ, còn mục tiêu là Chính phủ phải nắm được tình hình hoạt động, hiệu quả ra sao, đang đầu tư gì, như thế nào, chứ không phải là thanh tra, kiểm tra việc ban hành chính sách pháp luật về đầu tư vốn, quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp…”, ông Hiếu chia sẻ quan điểm.
Khi trao đổi về các điểm tồn tại của Dự thảo Luật, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhắc tới tư duy “không quản được thì cấm” trong các quy định về doanh nghiệp nhà nước.
“Tâm lý sợ thất bại, sợ thua lỗ, sợ tái diễn trường hợp như Vinashin hay 12 dự án thua lỗ ngành công thương khiến các quy định về doanh nghiệp gần đây thường có xu hướng kìm hãm, bó chặt. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thoái vốn, không có tăng vốn, muốn mua bán - sáp nhập để lớn lên cũng rất khó khăn…”, ông Cung nhận định.
Có thể thấy rõ hậu quả, khi trong gần 20 năm qua, hầu như không có thương hiệu, nhà quản lý nào trong khu vực doanh nghiệp nhà nước nổi bật lên, trong khi cùng thời điểm, khu vực tư nhân có Thaco, Vingroup, Vietjet, Sun Group, TH…
Chìa khóa tư duy
Kỷ nguyên mới của doanh nghiệp nhà nước chính là được thực hiện và phải thực hiện bằng được sứ mệnh được xác định trong nền kinh tế, đó là dẫn dắt những ngành, những lĩnh vực then chốt.
Có nghĩa là, trong 5 - 10 năm tới, sẽ phải có doanh nghiệp nhà nước nắm được công nghệ đường sắt cao tốc, phải có được doanh nghiệp tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn; sẽ có những doanh nghiệp nhà nước đi đầu các chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việt...
Cũng có nghĩa, tư duy về doanh nghiệp nhà nước, về quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ phải thay đổi theo hướng tạo bước ngoặt, tạo sức mạnh, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhà nước ở tầm toàn cầu.
Tư duy mới - đó là chìa khóa đưa doanh nghiệp nhà nước bước vào kỷ nguyên mới.
Cần luật hóa cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước
- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Theo tôi, Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung quy định về quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Đây là thời điểm quan trọng thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chuyên môn của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Luật này cần làm rõ nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tránh giám sát theo quy trình, theo cơ học như hiện nay, thay vào đó là giám sát theo kết quả đầu ra và đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Chúng ta phải tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Họ phải được tự chủ kinh doanh trong phạm vi ngành nghề họ đã được giao nhiệm vụ. Nếu cần hạn chế riêng doanh nghiệp nhà nước, thì quy định cụ thể, chứ không thể có điều ghi quyền, điều ghi cấm.
Phát huy tính chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp
- Ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội (TP.HCM)
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thời gian vừa qua, doanh nghiệp và Nhà nước đã hình thành nên những tập đoàn lớn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn của một số doanh nghiệp chưa đạt kỳ vọng, thậm chí phát sinh tiêu cực.
Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69), nhưng thực tiễn cho thấy, luật này chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp nhà nước.
Vì vậy, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Luật 69 để ban hành một luật mới, nhằm thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp theo định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm, tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.
Luật mới sẽ hướng đến tháo gỡ những rào cản về thể chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn.
Gỡ cho doanh nghiệp nhà nước là gỡ thể chế và vốn
- PGS-TS. Nguyễn Văn Thạo, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước đã được xác định rõ, rất lớn, chỉ có điều chưa làm được. Doanh nghiệp nhà nước muốn phát triển, phải có thể chế, cần khung khổ pháp luật định hướng, nhưng phải tạo ra động lực, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo tối đa, chứ hiện tại, doanh nghiệp nhà nước còn “rón rén”, lúng túng, nhiều khi biết đúng mà không dám làm mạnh.
Chủ đầu tư nhà nước có quyền đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước không? Câu trả lời là có, vì với vai trò chủ sở hữu, phải chăm lo cho doanh nghiệp của mình, nhưng rồi lại sợ, đầu tư thì có bất bình đẳng không...
Tách quản lý nhà nước khỏi vai trò chủ sở hữu là đúng, nhưng tách ra thì phải hoạt động thế nào để doanh nghiệp không chịu tầng nấc thủ tục. Doanh nghiệp nhà nước trong hàng không, dầu khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng đều băn khoăn, ghen tỵ với doanh nghiệp tư nhân, vì doanh nghiệp tư nhân được tự chủ quyết định đầu tư, lựa chọn nhân sự, quyết định tiền lương...
-
SMEDF hợp tác với VietABank hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi -
Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 Thương hiệu dẫn đầu và Top 50 Doanh nghiệp quản trị tốt nhất Việt Nam -
Năm 2024, vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam cao kỷ lục -
Nhà đầu tư được TP.HCM miễn thuế với thu nhập chuyển nhượng vốn từ đổi mới sáng tạo
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/12/2024 -
Thấy gì từ con số xuất khẩu gần 4 tỷ USD của ngành điều -
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024: SABECO chia sẻ từ kế hoạch đến hành động -
Chubb Life được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ vinh danh vì đóng góp nổi bật cho cộng đồng -
KAMEREO chốt thương vụ 7,8 triệu USD vòng gọi vốn Series B -
Sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer bị điều tra tại Indonesia -
BCG Land và Keppel Mall Management ký kết hợp tác ở lĩnh vực bán lẻ
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững