
-
Sốt xuất huyết tăng nhanh, nhiều trẻ em nhập viện
-
Tin mới y tế ngày 5/7: Hệ lụy khôn lường khi lạm dụng thuốc lá
-
Thay khớp gối - Khôi phục vận động cho người cao tuổi
-
Giải pháp tiên phong giúp tái tạo bàn tay sau chấn thương nghiêm trọng
-
Tin mới y tế ngày 4/7: Nguy hiểm khôn lường vì mỡ máu tăng cao bất thường -
Thu hồi hàng loạt giấy phép công bố thực phẩm chức năng và thiết bị y tế
Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, với đợt 2 này, Hà Nội được Bộ Y tế phân bổ 53.350 liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca do chương trình Covax Facility viện trợ.
![]() |
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. |
Tính từ ngày 19/4 đến nay, TP. Hà Nội đã triển khai tiêm đợt 2 cho 19.164 người, trong đó ghi nhận 1.115 người gặp phản ứng thông thường sau tiêm và chưa ghi nhận trường hợp gặp biến cố bất lợi nghiêm trọng.
Được biết, hệ thống Tiêm chủng VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong năm 2021, số vắc xin này được giao thành nhiều đợt.
Hiện VNVC tích cực phối hợp cùng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại các điểm tiêm trên khắp cả nước.
Liên quan tới việc tiêm vắc-xin Covid-19, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Theo đó, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ, tại Đức có 29/31 bệnh nhân huyết khối là nữ.
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi.
Sau tiêm vắc xin AstraZeneca, hiện tượng đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu. Biến chứng đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden (nguy cơ gây ra cục máu đông).
Theo hướng dẫn triệu chứng lâm sàng, các biến cố trên hiếm gặp và thường xuất hiện từ 4-28 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19 với biểu hiện đau đầu dai dẳng, dữ dội; các triệu chứng thần kinh khu trú; co giật hoặc mờ hoặc nhìn đôi; khó thở hoặc đau ngực; đau bụng; đau, phù chi dưới. Đặc biệt, bệnh nhân ít khi có biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng.
Tính đến 16 giờ ngày 22/4/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 128.610 người là cán bộ, nhân viên y tế.

-
Tin mới y tế ngày 4/7: Nguy hiểm khôn lường vì mỡ máu tăng cao bất thường -
Thu hồi hàng loạt giấy phép công bố thực phẩm chức năng và thiết bị y tế -
Kiến nghị hậu kiểm cả thực phẩm chức năng trên sàn điện tử -
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn -
62 bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không cần giấy chuyển tuyến -
Tin mới y tế ngày 3/7: Bước đột phá trong chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower