-
Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết -
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới -
Doanh nghiệp cảng biển gia tăng dịch vụ trọn gói
Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2021 tăng lần lượt 106,6% và 205,3% so với tháng 8, tháng 9/2021 |
Doanh nghiệp thành lập mới tăng vài trăm phần trăm
Tháng 11/2021 ghi nhận sự xuất hiện ấn tượng của các doanh nghiệp mới, với 11.902 doanh nghiệp gia nhập thị trường cùng số vốn đăng ký là 149.861 tỷ đồng. Đây là tháng có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất kể từ tháng 4/2021, khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nước ta.
Tháng 11 cũng ghi nhận 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, cao nhất kể từ tháng 4/2021.
So sánh với tháng 8/2021 và tháng 9/2021 (thời điểm việc giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt tại nhiều địa phương trên cả nước), số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2021 tăng lần lượt 106,6% và 205,3%; số vốn đăng ký mới tăng 120,5% và 140%.
Những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trong thời gian qua cũng có sự phục hồi ấn tượng. Cụ thể, TP.HCM có 3.355 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 85,4% so với tháng 10/2021, tăng 464,8% so với tháng 9/2021 và tăng 322% so với tháng 8/2021. Hà Nội có 2.305 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 23,1% so với tháng 10/2021, tăng 158,7% so với tháng 9/2021 và tăng 45,5% so với tháng 8/2021.
Bình Dương có 673 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng tăng 196,5% so với tháng 10/2021, tăng 968,3% so với tháng 9/2021 và tăng 935,4% so với tháng 8/2021. Đồng Nai, Cần Thơ cũng có mức tăng ấn tượng về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với 3 tháng trước đó.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn rất nhiều khó khăn. Trong tháng 11/2021, cả nước có 9.421 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Các hãng hàng không dồn dập bay nội địa
Các hãng hàng không bắt đầu tăng tần suất các chuyến bay nội địa |
Trong nửa đầu tháng 12/2021, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác đường bay trục Hà Nội – TP.HCM lên 3-4 chuyến khứ hồi/ngày và sẽ tiến tới khai thác 4-5 chuyến khứ hồi/ngày từ ngày 15/12.
Các đường bay Hà Nội/TP HCM – Đà Nẵng khai thác với tần suất 2-3 chuyến khứ hồi/ngày. Hãng đồng thời tăng tần suất khai thác tối đa 2 chuyến khứ hồi/ngày đối với các đường bay khác, trong đó có nhiều đường bay du lịch như Hà Nội/Tp HCM – Phú Quốc, Hà Nội – Cam Ranh… và đường bay địa phương như Tp HCM – Vinh, Tp HCM – Thanh Hóa…
Vietjet cũng sẽ tăng tần suất các chặng bay kết nối Hà Nội – TP. HCM, Hà Nội – Đà Nẵng và TP. HCM – Đà Nẵng. Từ 15/12, hãng hàng không này sẽ tăng lên 6 chuyến khứ hồi/ ngày trên các đường bay trục chính này.
Bên cạnh đó, Vietjet tiếp tục khai thác ổn định toàn mạng bay phủ khắp Việt Nam, kết nối Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến các tỉnh, thành cả nước như TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa, Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang, đường bay Hà Nội - Phú Quốc, Nha Trang.
Vietnam Airlines Group sẽ thực hiện khoảng 140 chuyến bay mỗi ngày trên gần 40 đường bay nội địa.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản kiến nghị khai thác bình thường đối với toàn bộ đường bay từ năm 2022.
Doanh nghiệp du lịch vẫn e ngại chế độ on/off
Doanh nghiệp du lịch vẫn ngóng "bình thường mới" |
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings chưa an tâm trong kế hoạch trở lại của ngành du lịch. Vì Chính phủ dứt khoát “sống chung với Covid”, nhưng một số địa phương thì vẫn muốn duy trì “Zero Covid”, dựng lên các hàng rào kỹ thuật.
“Nghị quyết 128 chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, bởi với 4 mức on/off (bật/tắt) hiện nay, nhưng việc không có kế hoạch kèm theo dẫn tới sự thiếu đồng bộ giữa các địa phương, làm môi trường kinh doanh vạ lây”, ông Kỳ lý giải mối lo.
Các doanh nghiệp gọi đó là “quay xe trong chính sách”, khiến nhiều khi doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện tái khởi động, nhưng lại gần như bị vô hiệu, lãng phí và rủi ro lớn.
Hiện tại, các doanh nghiệp du lịch đang tiếp tục đề xuất các giải pháp hỗ trợ như kéo dài thời gian giảm thuế, phí, nới rộng điều kiện nhận hỗ trợ đến hết năm 2023. Tổng cục Du lịch cũng đã đề xuất hỗ trợ giảm 50% thuế thu nhập cá nhân với kinh doanh dịch vụ vận tải, lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch...; doanh nghiệp du lịch được vay với lãi suất thấp, 3%/năm trong vòng 30 tháng, chỉ cần tín chấp hoặc thế chấp bằng dòng tiền kinh doanh thu về.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đề nghị các địa phương tiếp tục miễn phí tham quan tại các điểm du lịch giúp doanh nghiệp giảm giá tour, kích cầu du lịch.
Đề xuất cho hãng hàng không tư nhân vay 4.000-6.000 tỷ đồng, lãi suất 0%
VABA cho biết, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, |
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) vừa gửi đề xuất tới Bộ Giao thông - Vận tải, mong Bộ kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xem xét, chấp thuận cho các hãng hàng không khác vay gói tái cấp vốn 4.000-6.000 tỷ đồng, lãi suất 0%, như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm).
Cũng theo VABA, số vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu của từng hãng, vào quy mô, thị phần, đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua và khả năng đáp ứng của ngân sách.
Hiệp hội cũng đề nghị cho các hãng hàng không được vay gói 25.000-30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (Nhà nước cấp bù lãi suất 4-5%). Gói này sẽ giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, duy trì hoạt động, phát triển trong và sau dịch.
Ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VABA cho rằng, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng sau hàng loạt ảnh hưởng từ đại dịch.
Ngoài ra, hiệp hội này cũng đề nghị cần điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay về mức tối thiểu trong biểu thuế, tức là về mức 1.000 đồng một lít cũng như cho phép giảm 50% phí dịch vụ tại nhà ga trong năm 2022 đối với khách bay nội địa để góp phần kích cầu du lịch.
Bão giá lên tới 40%, nhà thầu không dám nhận việc
Các nhà thầu xây dựng đang phải lấy ngắn nuôi dài vì giá vật liệu tăng quá cao |
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), đại diện cho hơn 2.000 nhà thầu xây dựng cho biết, các nhà thầu xây dựng đang đóng góp một phần xứng đáng vào GDP của cả nước. Thời gian vừa qua, trải qua đại dịch Covid-19, trải qua đợt bão giá lên tới 40%, nhiều nhà thầu không dám nhận việc vì tình trạng bão giá.
Tuy nhiên bằng nỗ lực cao nhất, các nhà thầu đã cố gắng vượt lên, đạt 80% doanh thu của năm.
“Chỉ có một số doanh nghiệp lớn vượt lên được, còn phần lớn đều bị ảnh hưởng lớn. Đây là về mặt con số còn trên thực tế, các chủ đầu tư đang bị tắc nghẽn về giải ngân, vốn, ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng với bất động sản. Có thể nói, ngành xây dựng hiện nay đang cố gắng lấy “ngắn nuôi dài”, ông Hiệp nói.
-
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới -
Doanh nghiệp cảng biển gia tăng dịch vụ trọn gói -
Xây lắp Hải Long - 25 năm kiên định với sứ mệnh “Xây dựng để trường tồn” -
Thâu tóm Sabibeco, Sabeco vươn tới “ngôi vương” -
Hợp nhất đường sắt Hà Nội, Sài Gòn; Sabeco M&A khủng; Vinatex lãi lớn -
Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An -
Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon