-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
Doanh nhân Mai Triều Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Di động Mai Nguyên |
Và, không có đam mê, không là "tín đồ” của công nghệ, ông cũng chẳng thể nào đón đầu được xu hướng để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong chiến lược của Mai Nguyên, đưa thương hiệu này từ một cửa hàng bán điện thoại nhỏ thành chuỗi cửa hàng kinh doanh thiết bị di động được định danh ở phân khúc cao cấp.
Tháng 9/2015, Sony thông báo dự kiến lỗ khoảng 2,15 tỷ USD trong năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 3/2015). CEO của Sony, ông Kazuo Hirai, cho biết, Sony sẽ cắt giảm 15% lực lượng lao động trong mảng kinh doanh thiết bị di động, tương đương 1.000 nhân công ở mọi cấp bậc. Hãng này cũng sẽ "gọt giũa" dòng sản phẩm smartphone, tập trung phục vụ thị trường cao cấp.
"Một thương hiệu rất nổi tiếng nhưng lại thất bại chỉ vì không thể chạy theo sự hào nhoáng mà người dùng smartphone đang ưa chuộng", ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Di động Mai Nguyên, phân tích. Là người điều hành hệ thống chuỗi 5 cửa hàng thiết bị di động, sự ưu ái của Mai Triều Nguyên dành cho Sony rất dễ thấy.
Ngay ở cửa hàng mới nhất, Mai Nguyên Trần Hưng Đạo, khu vực trải nghiệm các thiết bị Sony được bố trí khá trang trọng, dù rằng chiếm phần lớn tỷ lệ doanh thu của Mai Nguyên là một thương hiệu khác. Và, câu chuyện của vị giám đốc "say công nghệ” này cũng bắt đầu từ Sony.
Với việc cắt giảm nhân lực bộ phận thiết bị di động, có lẽ Sony đã bắt đầu nhìn nhận thất bại ở mảng này?
Mất bao nhiêu thời gian và công sức để đầu tư cho mảng di động, Sony đã từng rất quyết tâm trong việc đưa smartphone của mình chinh phục thế giới. Dù Tập đoàn có lao đao vì người dùng chuộng những sản phẩm hào nhoáng hơn nhưng Sony vẫn trung thành với triết lý sản xuất giữ được "hồn" lẫn "chất" cho sản phẩm.
Thua ở thiết bị di động nhưng các mảng khác, doanh thu của Sony vẫn rất tốt. Thiết bị âm thanh và TV mang thương hiệu Sony vẫn đứng đầu thị trường Việt Nam.
Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị di động, việc "trau chuốt" để sản phẩm lộng lẫy thì hãng nào cũng làm được. Giữ được "hồn" và "chất" cho sản phẩm mới khó. Không may cho Sony, người dùng bây giờ phần lớn lại thích những thứ "long lanh".
Ông không thuộc đám đông đó?
Bóng bẩy thì hợp nhãn, nhưng không giữ được lâu. Tôi thích những sản phẩm có "chất" nên kinh doanh cũng ráng xây dựng và giữ cái "chất" ấy. Khách hàng có thể thấy các cửa hàng của Mai Nguyên không lộng lẫy, không nhiều sắc màu, đội ngũ nhân viên của Mai Nguyên cũng không mạnh, nhưng tôi luôn cố gắng nghĩ ra những điều hay ho và liên tục làm những điều ấy. Tôi điều hành Mai Nguyên để vừa kiếm tiền, vừa làm điều mình thích. Tôi vui với công việc mỗi ngày của mình.
Việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh cũng vậy, dựa trên cảm nhận của bản thân là chính. Tôi dõi theo tin tức những sản phẩm mình ưa thích, xem chúng nổi trội ở điểm nào, đã ra thị trường chưa, bao giờ về đến Việt Nam. Khi có thông tin, tôi vui sướng chia sẻ với những người dùng đam mê trên web, trên Facebook.
Điều làm cho website của Mai Nguyên thu hút khách hàng là những chia sẻ của tôi không chỉ ở những sản phẩm đình đám mà còn nhiều điều liên quan đến sản phẩm ấy, như phụ kiện chẳng hạn. Tôi không thích kiểu làm gì cũng nửa vời, đã quan tâm là quan tâm đến cùng cốt lõi để biết sản phẩm ấy có bán chạy trên thế giới hay không, hãng sản xuất tâm huyết với sản phẩm ấy như thế nào.
Nhiều người thấy một giám đốc như tôi tỉ mẩn làm nội dung cho website Công ty, họ cười bảo việc đó chỉ dành cho "lính", nhưng tôi lại thích làm. Theo dõi sự phát triển của công nghệ thế giới, với tôi, là rất thú vị.
Khoảng ba năm trước, đồ công nghệ còn ít nhưng thời điểm này, các sản phẩm ấy ra mắt liên tục. Làm thế nào để ông có thể cập nhật tất cả?
Mai Nguyên có nhiều quan hệ đối tác trực tiếp với các hãng như Apple, Samsung, Sony, Mobiado, B&O, Bose, JBL, Sennheiser... Các hãng gửi và chia sẻ danh sách các sản phẩm sang, tôi chọn lựa kỹ rồi quyết định nhập model nào.
Có nhiều hãng đòi hỏi rất khắt khe về quy cách trưng bày, gian hàng, đèn trang trí... cho đến trình độ nhân viên bán hàng, tất cả đều phải đúng quy chuẩn. Nói vậy để thấy rằng kinh doanh sản phẩm công nghệ khá nặng vốn, rồi còn vấn đề kho bãi nữa. Không kỹ, không nhớ hàng ngàn sản phẩm trong hệ thống là có thể thua vì hàng tồn kho.
Việc gầy dựng quan hệ, tiếp xúc với các hãng thường xuyên giúp tôi nhìn thấy được xu hướng tiêu dùng trong tương lai gần. Ví dụ như đang ở quý II mà đã có thể biết được thị trường cuối năm sẽ có những gì mới. Công nghệ thay đổi từng ngày, không biết ngày mai thị trường có gì thì sẽ đi sau, khó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Nhưng như ông đã nói, ông lựa chọn sản phẩm kinh doanh dựa trên cảm nhận của bản thân?
Có lẽ rất ít cửa hàng kinh doanh thiết bị công nghệ có khu vực dành cho dụng cụ đa năng Leatherman. Đã kinh doanh thì phải biết khách hàng rất đa dạng. Những cái mình đánh giá cao chưa hẳn làm người khác hài lòng.
Bảo thủ thì không phục vụ khách hàng được. Quan trọng là mình thích con đường nào và quyết định đi trên con đường đó. Tôi luôn tự tin rằng, những sản phẩm tôi thích và chọn kinh doanh đều được đa số khách hàng ưa thích.
Trang web của Mai Nguyên luôn có những bài đánh giá, những video "đập hộp" sản phẩm. Những đánh giá này tuy mang tính cá nhân nhưng ông lại là một tên tuổi có ảnh hưởng với những người chơi công nghệ...
Tôi cho rằng mình đã công tâm trong đánh giá, nhận xét sản phẩm. Bạn bè nhờ tôi tư vấn trong việc chọn sản phẩm công nghệ cũng vậy. Tôi nói cho họ biết điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm họ thích. Đồng thời chỉ cho họ sản phẩm nào có thể khắc phục được nhược điểm ấy. Còn chuyện chọn sản phẩm nào là tùy họ. Tôi không thích can thiệp vào sở thích cá nhân của người khác.
Tôi cũng dùng sản phẩm của nhiều hãng chứ không chỉ những thương hiệu mình thích để biết trải nghiệm người dùng như thế nào. Điều này giúp tôi có được bức tranh toàn cảnh về sản phẩm công nghệ thế giới.
Nhưng ắt hẳn sẽ có một smartphone "một" chứ?
Tôi dùng điện thoại của "Táo" sau khi trải nghiệm tất cả smartphone của các hãng. Không phải không có lý do để Apple chinh phục được người dùng khắp thế giới. Hệ sinh thái mà họ gây dựng được gần như thỏa mãn các yêu cầu của người dùng.
Apple có lợi thế tiên phong, họ đoán được nhu cầu người dùng và quan trọng là tạo ra chuẩn mực. Tôi rất nể phục sự chuẩn mực của Apple, từ việc ra mắt sản phẩm, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm đến việc tổ chức các cửa hàng bán lẻ.
Chuỗi cửa hàng Mai Nguyên đang hướng đến xây dựng chuẩn mực như thế, thưa ông?
Tiếc là tôi chỉ đang phấn đấu để đạt được sự tươm tất. Tôi xây dựng Mai Nguyên từ con số âm, là nợ nần, để có được chuỗi cửa hàng như hiện nay và rất hiểu các cửa hàng Mai Nguyên vẫn chưa có sự đồng nhất bởi mỗi cửa hàng ra đời ở một thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, mỗi năm tôi đều cố gắng nghĩ ra ý tưởng mới cho các cửa hàng để khách hàng không thấy nhàm chán.
Đầu tư nội thất không thể nào đua kịp với tốc độ thay đổi của công nghệ nên tôi đành tạm hài lòng rằng cửa hàng sau sẽ tốt hơn cửa hàng trước. Và sự đồng nhất chỉ ở mức độ chừng mực. Tới một giai đoạn phát triển nào đấy, các cửa hàng của Mai Nguyên sẽ xoay quanh một trục trọng tâm. Lúc đó, mô hình tất cả các cửa hàng sẽ đồng đều hơn hiện nay.
Nhưng, thực tế là thị trường smartphone, sản phẩm kinh doanh chủ lực của Mai Nguyên, đã có dấu hiệu bão hòa?
Đúng là thị trường đang bắt đầu chững lại. Rất nhiều người thường sử dụng cùng lúc hai smartphone nên họ sẽ cân nhắc việc đổi hay không sản phẩm đang dùng. Điều này cũng trở thành thách thức với các nhà sản xuất.
Bản thân Mai Nguyên đã mở rộng ngành hàng để không chỉ là nơi phân phối smartphone, máy tính bảng, phụ kiện mà còn cung cấp các thiết bị công nghệ khác, như âm thanh cá nhân, nghe nhìn, game... Mảng sản phẩm này đã tìm được giao thức với các sản phẩm di động đang từng bước quay lại thị trường. 20% doanh thu của Mai Nguyên hiện nay đến từ thiết bị âm thanh và xu hướng vẫn đang tăng.
Không riêng người dùng bão hòa, sự phát triển của mô hình kinh doanh thiết bị di động ở các chuỗi lớn cũng đang là mối đe dọa đối với các cửa hàng nhỏ lẻ. Cạnh tranh ở thị trường này không còn "dễ thở" như trước mà bắt đầu rất khốc liệt.
Vậy sau Mai Nguyên tại đường Trần Hưng Đạo, thời gian tới, Mai Nguyên có tiếp tục phát triển chuỗi cửa hàng, vượt qua con số 5 hiện tại?
Tôi chuẩn bị đóng cửa hàng Mai Nguyên trên đường Võ Văn Tần và mở một cái thay thế ở gần Hồ Con Rùa, nơi tôi thường ngồi uống cà phê và làm việc gần 15 năm nay. Khu vực này rất trung tâm, gần Diamond Plaza và Nhà Văn hóa Thanh Niên.
Tôi thích khu này và ấp ủ mở một trung tâm công nghệ ở đây lâu rồi. Nguồn khách hàng thì tiềm năng bởi rất nhiều khách hàng trẻ thường xuyên uống cà phê và mua sắm ở khu này.
Trong tương lai, tôi sẽ mở tiếp cửa hàng mới khi có cơ hội nhưng vẫn bám trụ ở khu vực trung tâm TP.HCM. Tôi không nhiều tham vọng nên mong muốn sẽ dừng ở con số 10 cửa hàng Mai Nguyên là đủ.
Trong đó, sự hiện diện các cửa hàng ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ là mơ ước nhưng phải làm tốt các cửa hàng ở TP.HCM trước đã. Tôi rất muốn tăng trải nghiệm cho người dùng ở các cửa hàng nhưng đầu tư cho khoản này khá nặng vốn nên vẫn phải làm theo kiểu "kiến tha lâu đầy tổ”. Làm khách hàng hài lòng vẫn tốt hơn làm họ choáng ngợp.
Cám ơn ông về những chia sẻ!
-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam