-
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco
Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai giai đoạn II có quy mô đầu tư xấp xỉ giai đoạn I |
Kiên trì
Ba năm sau khi được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cho phép tiến hành nghiên cứu, đầu tuần trước, Công ty TNHH Xây dựng và Kỹ thuật Lotte (Lotte E&C, thuộc Tập đoàn Lotte - Hàn Quốc) đã trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai giai đoạn II, không chỉ thể hiện sự quyết tâm, mà cả sự kiên trì theo đuổi Dự án.
Lotte E&C không quá xa lạ với tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, bởi đơn vị này đã trúng thầu thi công gói thầu CP3, thuộc giai đoạn I của Dự án (năm 2015).
Bản thân nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã chấp nhận rủi ro khi bỏ một lượng kinh phí khá lớn để lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai giai đoạn II.
Trong công văn gửi Lotte E&C cuối năm 2018, Bộ GTVT khẳng định, Dự án không nằm trong danh mục các dự án PPP do Bộ kêu gọi, nên theo quy định, Lotte có quyền nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất. Bộ GTVT lưu ý Lotte, Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án cần được lập theo quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ và sẽ chỉ có 1 hồ sơ đề xuất phù hợp nhất được phê duyệt theo quy định. Khi lập hồ sơ, Lotte cũng phải gửi bản cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu không được chấp thuận.
Ở chiều ngược lại, Lotte cũng nhìn thấy những tiềm năng nhất định từ tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai. Đây là một phần của Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Côn Minh (Trung Quốc) với Hải Phòng (Việt Nam) nằm trong Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng, đóng vai trò quan trọng phát triển thương mại quốc tế và khu vực.
Cuối năm 2015, Bộ GTVT đã hoàn thành giai đoạn I của Dự án với tổng mức đầu tư 166,46 triệu USD, nhưng mới chỉ giải quyết vấn đề nâng cao an toàn chạy tàu, rút ngắn thời gian chạy tàu khoảng 40 phút, năng lực thông qua nâng lên không nhiều do khu gian khó khăn nhất là đoạn Phố Lu - Lào Cai vẫn hạn chế năng lực khai thác khoảng 17 đôi tàu/ngày đêm, chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trên tuyến.
“Việc tiếp tục đầu tư Dự án giai đoạn II và xây dựng đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu sẽ đảm bảo mục tiêu tổng thể ban đầu của Dự án đã Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trong đó quan trọng nhất là việc tăng năng lực thông qua khoảng 24 đôi tàu/ngày đêm đối với khu gian khó khăn, đoạn Phố Lu - Lào Cai...”, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá.
Phương án tối ưu
Theo đề xuất của Lotte E&C, để đảm bảo mục tiêu đầu tư tổng thể, Dự án sẽ đầu tư toàn bộ hạng mục thuộc hợp phần I, bao gồm cải tạo 39,58 km đường sắt; cải tuyến làm mới 6,32 km đường sắt khổ 1.000 mm; xây mới 1 ga; cải tạo, nâng cấp 12 đường ngang; xây mới 6 cầu, nâng cấp 17 cầu…
Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức PPP, loại hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT), trong đó, nhà đầu tư thỏa thuận nhượng quyền hợp đồng giữa doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cung cấp hạ tầng dịch vụ và nhận lại chi phí thuê. Chi phí thuê hạ tầng được Lotte E&C đề xuất khoảng 16,5 triệu USD/năm (386 tỷ đồng/năm). Đơn vị vận hành khai thác và bảo trì được đề xuất là VNR.
Để đảm bảo thành công, Lotte E&C mong muốn Bộ GTVT sớm triển khai đồng bộ Hợp phần 2 (xây dựng đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu) bao gồm: cải tạo khoảng 3,59 km đường ga Lào Cai thành đường khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm; xây dựng mới 0,68 km đường sắt khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm; 0,375 km hầm đường sắt khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm (cấu phần này chỉ được thực hiện sau khi phía Việt Nam thỏa thuận kết nối đường sắt với Trung Quốc). Tổng mức đầu tư khoảng 614 tỷ đồng (27 triệu USD).
Mặc dù còn quá sớm để nói về tính khả thi của đề xuất từ phía Lotte E&C, nhưng hướng kêu gọi vốn đầu tư tư nhân gần như là phương án duy nhất để tiếp tục triển khai Dự án giai đoạn II.
Trong báo cáo gửi Chính phủ (tháng 12/2017), Bộ GTVT cho biết, tại Biên bản ghi nhớ của Chương trình Quốc gia 2016 - 2018 ký ngày 31/8/2015 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Ngân hàng Phát triển châu Á, Dự án giai đoạn II sẽ không nằm trong danh mục ưu tiên của nhà tài trợ giai đoạn này, do việc kết nối đường sắt giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ chưa thực hiện được. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 không thể cân đối nguồn vốn cho Dự án, việc kêu gọi đầu tư tư nhân là giải pháp cần thiết và hữu hiệu.
Bên cạnh đó, hiện phía Việt Nam cũng không phải chịu bất kỳ ràng buộc trách nhiệm nào từ phía Lotte do trong trường hợp Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi không được phê duyệt hoặc phê duyệt nhưng không lựa chọn được nhà đầu tư, thì nhà đầu tư đề xuất Dự án sẽ chịu toàn bộ mọi chi phí.
-
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng? -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang