-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
Với kim ngạch xuất khẩu 19,3 tỷ USD, tăng 24,2%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 trong 6 tháng đầu năm 2020. |
Ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 đến hoạt động giao thương, xuất khẩu hàng hóa đã làm đảo lộn ngôi vị của một số ngành hàng xuất khẩu. Trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực quy mô trên 30 tỷ USD/năm, 6 tháng năm 2020, dệt may đã để tuột ngôi vị ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 2, nhường chỗ cho máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 6 tháng qua, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh 24,2%, đạt 19,3 tỷ USD. Trong khi xuất khẩu dệt may giảm 15,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 12,8 tỷ USD, tính cả xơ sợi, vải, nguyên phụ liệu vẫn chưa bằng kim ngạch máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2020.
Trong 4 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020, dệt may đứng thứ 3 (Biểu đồ: Thế Hải) |
Năm 2019, nếu xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 39 tỷ USD, đứng thứ 2 chỉ sau xuất khẩu điện thoại là 51,8 tỷ USD, thì máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 3 với kim ngạch 35,6 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2018.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, sản xuất, xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán làm cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn.
Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính, ngành dệt may có thể mất tới 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%.
Đến cuối quý II/2020, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu) đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu được hàng hóa theo các đơn hàng đã ký trước đây.
Theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại các dịp lễ, Tết, Giáng sinh tăng cao.
-
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả