-
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc -
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng
Dự thảo Thông tư của Tòa án Nhân dân tối cao đã gặp phản ứng dữ dội của báo giới. |
Quyền của thẩm phán “to” vậy nhưng còn quy định “không ai được cản trở nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật” thì sao. Không lẽ thông tư của quý tòa còn “to” hơn luật?
Điều 2 nội quy phòng xử án trong dự thảo quy định: “Các nhà báo, PV được tham dự phiên tòa để đưa tin, đưa hình khi được sự đồng ý của chánh án tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhưng phải xuất trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa…”.
Với cách quy định chung chung này thì kể cả những phiên xét xử công khai các PV vẫn không được tác nghiệp nếu thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc chánh án tòa án nói “không” mà không cần biết lý do.
Nhiều người đặt câu hỏi: Một trong những nhiệm vụ của báo chí là giám sát, chống các biểu hiện tiêu cực, vậy tại sao quý tòa phải đưa ra những quy định gây khó dễ để ngăn cản PV tác nghiệp đúng luật?
Bạn đọc Nguyễn Huy Tú, ở huyện Thạch Thất, Hà Nội cho rằng: “Trên thực tế, báo chí đã góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, tạo tính răn đe khi đưa tin về vụ án tại các phiên tòa. Bên cạnh đó, không ít bài báo cũng đã mổ xẻ, phân tích, phản ánh một số thẩm phán điều hành phiên tòa chưa tuân thủ Bộ luật Tố tụng hình sự, thậm chí là xử bừa, xử ẩu… (nhiều vụ án bị kháng nghị hoặc bị hủy án - PV) để góp phần nâng cao chất lượng xét xử tại Việt Nam. Phải chăng vì những điều này mà TAND Tối cao đã đưa ra dự thảo thông tư trên để được một mình một sân?”.
Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Vụ án khi đã được đưa ra xét xử (trừ những vụ án có nội dung cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật của đương sự…) không nằm trong quy định này. Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định nào ngăn cản báo chí tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai nên quy định trong Thông tư của TAND Tối cao là rất khiên cưỡng và khó chấp nhận.
Còn nhớ, vào tháng 8-2013, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Bộ CA đã ký Văn bản số 1042/C67-P3/2013 gửi tới các trưởng phòng CSGT, CA các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Trong công văn này có quy định khi PV tác nghiệp chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ phải… xin phép?! Ngay sau khi văn bản này được ban hành, báo chí và dư luận đã phản ứng mạnh mẽ vì trái luật. Cuối cùng, ngày 23-8-2013, Cục CSGT đường bộ, đường sắt ra Công văn 2315/PC67-P6/2013 gửi trưởng phòng CSGT các địa phương trên cả nước, nội dung công văn này khẳng định công văn 1042 ban hành trước đó có nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ.
Dự thảo thông tư của TAND Tối cao có đoạn, các PV dự tòa phải xuất trình thẻ “thẻ phóng viên cho thư ký phiên tòa”. Đến đoạn này thì thấy rõ ràng “quý tòa” chưa hiểu Luật Báo chí?! Trong Luật báo chí chỉ có thẻ nhà báo chứ không hề có thẻ… PV. Sự kém hiểu biết hay cẩu thả của người soạn thảo văn bản này thật khó chấp nhận! Cũng theo quy định của Luật Báo chí, thì chỉ các PV có thời gian công tác nhất định tại tờ báo mới được cấp thẻ nhà báo. Vậy không lẽ cứ phải có thẻ nhà báo mới được tòa cho tác nghiệp? Vậy còn các PV của các cơ quan báo chí thì sao?
Luật sư Vũ Lợi, GĐ Cty luật Hòa Lợi nhận định: “Dự thảo này trái Luật Báo chí và nghị định. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26-4-2002 (quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật”.
Trước đó, vào giữa năm 2013, Dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND cũng từng gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, tại điểm e khoản 1 Điều 17 dự thảo Pháp lệnh quy định: “Phạt cảnh cáo đối với hành vi ghi âm, ghi hình tại phiên tòa mà không được sự cho phép bằng văn bản của chánh án tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án hoặc thực hiện việc ghi âm, ghi hình không đúng theo hướng dẫn và sắp xếp vị trí của tòa án nơi giải quyết vụ án”. Với quy định này, nhà báo tác nghiệp tại phiên tòa (người sử dụng phương tiện để ghi âm, ghi hình nhiều nhất tại phiên tòa) bị quản lý gắt gao, gây phiền toái trong tác nghiệp.
Khi trả lời báo chí về Dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND trên, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng: “Về nguyên tắc, nếu phiên tòa xét xử công khai thì các nhà báo, PV được quyền vào dự để tác nghiệp. Theo tôi, PV muốn đưa tin một cách chuẩn xác thì họ phải có quyền ghi âm, ghi hình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hoạt động của báo chí đều tạo điều kiện để nhà báo, PV tác nghiệp, trong đó có quyền tác nghiệp tại tòa án”.
M.Tuấn (PLXH)
-
Công an tỉnh Bắc Ninh phá đường dây lừa đảo có hơn 13.000 bị hại -
TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
Chờ xác định giá đất, doanh nghiệp ở Đà Nẵng khó đủ đường -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024