-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Doanh thu tăng vọt sau thâu tóm 2 công ty dầu ăn
Một trong những điểm nhấn đáng chú nhất trong năm 2017 đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Kido là sự đóng góp về doanh thu của 2 công ty dầu ăn. Đó là Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật - Công ty cổ phần (Vocarimex, mã VOC, sàn UPCoM) và Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (mã TAC, sàn HOSE).
Theo đó, doanh thu thuần năm 2017 của Kido tăng hơn gấp đôi so với năm trước đó, đạt hơn 7.000 tỷ đồng; lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 1.448 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 569 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm (490 tỷ đồng). Trong khi đó, sau khi “về một nhà” với Kido, các công ty con cũng đã định hình được đường hướng cụ thể.
Lãnh đạo Kido cho biết quá trình tái cấu trúc đã hoàn thiện trong năm 2017 để chuẩn bị cho bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. |
Cụ thể, năm 2017, Vocarimex đã thay đổi mô hình kinh doanh. Theo đó, ngoài hoạt động kinh doanh thương mại, Công ty tập trung khai thác mạnh kênh bán hàng công nghiệp và xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng về mặt doanh thu. Nhờ vậy, doanh thu thuần từ kênh khách hàng công nghiệp và xuất khẩu của Vocarimex đã tăng lần lượt 53% và 15% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế của Vocarimex trong năm 2017 đạt 297 tỷ đồng, vượt mục tiêu.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An đạt doanh thu thuần 4.338 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 9% so với năm 2016. Trong năm vừa qua, Tường An đã thực hiện việc tái cấu trúc danh mục sản phẩm hướng đến khai thác các sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Lợi nhuận trước thuế của Tường An đạt 166 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm sang thực phẩm đóng gói đang được đẩy mạnh nhằm mở rộng thị phần.
Ngoài các công ty dầu ăn, ngành kem lạnh cũng đang “lên tiếng” trong dòng chuyển mình của các công ty thành viên của Kido. Theo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thực phẩm đông lạnh Kido - Kido Foods (mã KDF, sàn UPCoM), doanh thu thuần của Kido Foods đạt 1.493 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 6,9% so với năm 2016.
Nền tảng cho mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng
Năm 2017, Kido phải tập trung nhiều vào việc “lắp ghép” các doanh nghiệp riêng biệt vào cỗ máy chung. Ông Trần Kinh Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Kido cho biết, thực chất hậu mua bán - sáp nhập (M&A) mới là cốt lõi vấn đề M&A. Kido và Vocarimex là hai doanh nghiệp khác nhau, với 2 văn hóa khác nhau về giá trị cốt lõi, quy trình làm việc…
Theo ông Thành, trong 2 tháng đầu tiên của thời kỳ hậu M&A, Kido phải khảo sát, xem xét lại tất cả quy trình ở Vocarimex để từ đó tìm ra điểm chung. Tiếp theo, Kido sẽ cùng Vocarimex xem xét lại quy trình để xác định văn hóa doanh nghiệp, bao gồm xác định lại tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. “Trong tháng thứ 3 và thứ 4, Kido sẽ cùng Vocarimex chỉnh sửa quy trình để từ tháng thứ 6, người lao động ở Vocarimex có thể an tâm làm việc”, ông Thành chia sẻ.
Lãnh đạo công ty này cho biết, quá trình tái cấu trúc đã hoàn thiện trong năm 2017 để chuẩn bị cho bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. Đó là lý do Kido đưa ra mục tiêu năm 2018 với doanh thu lên tới 10.000 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ đồng so với con số thực hiện năm 2017.
Để hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng đó, Kido sẽ tiếp tục phát triển 2 kênh phân phối cốt lõi là thực phẩm đóng gói và thực phẩm đông lạnh, đồng thời sẽ ra mắt thêm các sản phẩm mới để đa dạng hóa hơn nữa danh mục sản phẩm.
Những kỳ vọng của giới đầu tư về bức tranh kinh doanh của Kido trong năm 2018 cũng đã được thể hiện qua động thái giá cổ phiếu KDC trong thời gian gần đây. Theo đó, cổ phiếu KDC đã bật tăng khá mạnh từ cuối tháng 12/2017 đến nay.
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của cổ phiếu này không phải thu hút được mọi “ánh nhìn” trên sàn chứng khoán. Ông Đoàn Duy Long, Giám đốc Phòng giao dịch Láng Hạ thuộc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, đây không phải mối quan tâm của ông, nên ông không nắm rõ thông tin về doanh nghiệp này. Trong khi đó, một nhà đầu tư cá nhân khác cho biết, ông sẽ tìm hiểu cổ phiếu này và nếu thấy kế hoạch lớn của Kido khả thi, ông có thể cân nhắc đầu tư.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025