
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp -
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia
Ngày 27/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Phiên tòa bước vào phần xét hỏi.
Tại tòa, các bị cáo như Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Quản lý Acumen), Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó tổng giám đốc SCB), Bùi Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT SCB), Ngô Thanh Nhã, Bùi Đức Khoa, Trần Thụy Thúy Ái và Phạm Thị Thúy Hằng đều bày tỏ sự ăn năn, hối cải.
![]() |
Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị cáo khác tại toà. |
Các bị cáo khai rằng khi phát hành trái phiếu, họ không nhận thức được hành vi của mình là sai trái và không biết các lô trái phiếu phát hành không đủ điều kiện. Chỉ đến khi làm việc với cơ quan điều tra, họ mới nhận ra hậu quả và bày tỏ sự ân hận.
Các bị cáo này cũng cho biết đã chủ động tác động gia đình để nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, với số tiền từ 30 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Riêng bị cáo Bùi Văn Dũng, lái xe riêng của bà Trương Mỹ Lan, trước phiên xử đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Dũng đã xin rút kháng cáo về việc giảm nhẹ hình phạt và giữ nguyên kháng cáo liên quan đến phần xử lý vật chứng trong vụ án.
Cụ thể, bị cáo Bùi Văn Dũng xin gỡ lệnh phong tỏa tài khoản có số dư 13 tỷ đồng. Bị cáo cho rằng đây là tài sản cá nhân, không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.
Hội đồng xét xử (HĐXX) truy vấn về nguồn gốc số tiền trên và đặt câu hỏi: "Bị cáo có nhận thù lao 1 tỷ đồng từ bà Lan như cơ quan tố tụng xác định không?"
Trả lời trước tòa, bị cáo Dũng khẳng định chỉ được trả công 50 triệu đồng sau những lần vận chuyển tiền cho bà Lan, chứ không phải 1 tỷ đồng như cáo trạng nêu. Bị cáo cho biết số tiền trong tài khoản là tiền tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau, gồm: tiền hoa hồng từ môi giới bất động sản, tiền đền bù giải phóng mặt bằng do mẹ vợ cho, và tiền bán một căn nhà với giá 600 triệu đồng.
Trước lời khai này, HĐXX yêu cầu bị cáo cung cấp các tài liệu chứng minh nguồn gốc số tiền, bao gồm hợp đồng môi giới, giấy tờ liên quan đến việc bán nhà và số tiền đền bù từ mẹ vợ.
Bị cáo Dũng cam kết sẽ nộp giấy tờ chứng minh khoản tiền mẹ vợ cho và tiền bán nhà. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận việc môi giới bất động sản chủ yếu thực hiện qua thỏa thuận miệng, không có hợp đồng chính thức để trình bày trước tòa.
Phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi của các Luật sư, trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài (một trong 8 luật sư bào chữa cho bị cáo Lan) về yêu cầu kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Bị cáo Trương Mỹ Lan nhắc lại bối cảnh nhận tái cơ cấu Ngân hàng SCB, đồng thời trình bày những khó khăn kéo dài trong quá trình tham gia hoạt động của ngân hàng này.
Bị cáo cho rằng bản án sơ thẩm đã quy kết mình phạm các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 30.081 tỷ đồng của 35.824 trái chủ thông qua phát hành trái phiếu khống, rửa tiền với số tiền 445.747 tỷ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với số tiền 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng) là không chính xác.
Về hành vi lừa đảo thông qua phát hành trái phiếu, bị cáo khẳng định không chiếm đoạt tài sản của ai và không liên quan đến việc phát hành các lô trái phiếu. Do đó, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại số tiền 30.000 tỷ đồng mà cấp sơ thẩm buộc phải bồi thường.
Bày tỏ quan điểm trước tòa, bị cáo Lan cho rằng bản thân luôn coi trọng chữ tín, chưa bao giờ nghĩ đến việc lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản.
Đối với cáo buộc rửa tiền, bị cáo tiếp tục giữ nguyên đề nghị xem xét lại số tiền 445.000 tỷ đồng bị quy buộc phải chịu trách nhiệm.
Liên quan đến tội danh vận chuyển tiền trái phép qua biên giới, bị cáo mong HĐXX cân nhắc việc có tiếp tục xét xử bị cáo về hành vi này hay không. Bị cáo cho rằng việc bị buộc thêm tội danh này đã khiến quá trình khắc phục hậu quả vụ án trở nên khó khăn hơn, vì bạn bè và người thân ở nước ngoài không ai dám hỗ trợ tài chính do lo ngại pháp lý.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư đối với nhóm bị cáo còn lại.

-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp -
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia -
TP.HCM: Tháng cao điểm phát hiện hàng tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nguồn gốc -
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng -
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng -
Không khởi tố hình sự liên quan tố cáo C.P. Việt Nam vi phạm an toàn thực phẩm -
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower