-
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền
Nhiều hạn chế tồn tại
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, vấn nạn lớn con người đang phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất.
Chính vì vậy, An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn, nhức nhối trong xã hội khi càng ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn và kém chất lượng. Việc tăng cường hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước với lĩnh vực này để đảm bảo bữa ăn của người dân được an toàn là yêu cầu bức thiết.
Phát biểu tại Hội thảo triển khai Chỉ thị số 17/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới gần đây, đại diện Bộ Công Thương cho rằng công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
Ảnh minh hoạ. |
Theo đó, nguồn nhân lực còn hạn chế trong khi đó số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhiều và thường xuyên biến động nên khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như việc triển khai thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý rất thấp, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đầy đủ;
Hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đủ năng lực chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn; công tác tiêu huỷ hàng hoá không đảm bảo an toàn còn nhiều khó khăn, dễ gây ô nhiễm môi trường do không có địa điểm để tiêu huỷ, thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tiêu huỷ hàng hoá, kinh phí hoạt động, đặc biệt là kinh phí cho việc lấy mẫu, gửi kiểm nghiệm và tiêu huỷ thực phẩm giả, thuốc kém chất lượng còn thiếu nên ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm.
Ngoài ra, Luật An toàn thực phẩm quy định 2 biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm gồm, xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự.
Bộ luật hình sự năm 2015 có 2 điều xử lý về hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm song hiện chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất khó chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội biết rõ là thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - ông Nguyễn Thanh Phong thừa nhận, tình trạng nhập lậu, thực phẩm không đảm bảo còn lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng, thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín của thực phẩm nhập khẩu.
Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo các điều kiện vệ sinh tối thiểu như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm chưa đủ kiến thức dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm
Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hoá chất, cụ thể là tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, các chất kháng sinh, kích thích tăng trưởng trong các nông sản và thịt gia súc, gia cầm làm nguyên liệu để chế biến thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nước khác trong khu vực.
Cơ chế thị trường tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu song bên cạnh đó còn tồn tại vi phạm về đạo đức sản xuất, kinh doanh dẫn đến nhiều sản phẩm chưa bảo đảm vẫn bị lén lút đưa ra thị trường.
Một bộ phận không nhỏ tổ chức cá nhân kinh doanh thực phẩm trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vì lợi nhuận, bất chấp quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.
Chưa kể, chính từ sự thông thoáng của chinh sách hậu kiểm nên một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng để vi phạm như đăng ký kinh doanh xong chuyển địa điểm. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có khoảng 80% doanh nghiệp nói chung có hiện tượng đăng ký một nơi, kinh doanh một nơi.
Nguyên nhân là do sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô sản xuất đủ lớn, một bộ phận sản xuất nhỏ lẻ chưa chú ý tới liên kết hội nhóm,
Còn ý kiến của đại diện Bộ Nội vụ thì nói rằng, hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương với sự tham gia của y tế, nông nghiệp và công thương đã giúp cho việc quản lý nhà nước về thực phẩm theo chuỗi, giúp kiểm soát an toàn thực phẩm tại nơi phát sinh ra mối nguy hại theo nguyên tắc cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, việc phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn có một số bất hợp lý như một số ngành hàng có sự đan xen không rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, việc phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đang có nhiều đầu mối chịu trách nhiệm nhưng khi có sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm thì không rõ cơ quan chịu trách nhiệm, nhiều đầu mối dẫn đến việc không tập trung nguồn lực, không phản ứng kịp thời trước những diễn biến về an toàn thực phẩm.
Do vậy trong quá trình thực hiện Luật An toàn thực phẩm, 3 địa phương đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm là TP.HCM, Đà Nẵng và Bắc Ninh.
Tránh chồng chéo, buông lỏng quản lý
Để giải quyết khó khăn vướng mắc nêu ra, đại diện Bộ Công Thương kiến nghị cần sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm thực phẩm hài hoà quy định quốc tế, hiệu quả và khả thi nhằm phù hợp, trên cơ sở đó đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm để phù hợp với các hiệp định, thoả thuận, điều ước quốc tế
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối từ trung ương tới địa phương. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thúc quản lý điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, cần ưu tiên ngân sách đầu tư nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, khu giết mổ, sơ chế, chợ đầu mối/đấu giá, chợ dân sinh tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm hoặc đô thị tiêu thụ khối lượng lớn nông lâm thuỷ sản.
Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế;
Với các giải pháp về truyền thông, ý kiến từ Bộ Thông tin và Truyền thông nói rằng cần hạn chế phát sóng, đưa tin, biểu diễn áp dụng đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật nói chung, quảng cáo nói riêng hoặc có hành vi không chuẩn mực.
Với sai phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, Bộ Thông tin và truyền thông kiến nghị Bộ Y tế chủ động thực hiện rà soát, xác định nội dung quảng cáo vi phạm theo quy định chuyên ngành và chủ trì xử lý các quảng cáo khi tự phát hiện; chuyển Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm khi không xác định được chủ thể đăng phát.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp xử lý quảng cáo trên các nền tảng báo điện tử, mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Đối với quảng cáo bán thuốc, nhất là các loại thuốc đông y có tác dụng chữa bách bệnh đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng rất cần sự phối hợp của Bộ Y tế để chuyển các mẫu vi phạm phổ biến đang tồn tại để yêu cầu các nền tảng số xuyên biên giới xây dựng thuật toán tìm kiếm và ngăn chặn các quảng cáo vi phạm tương tự.
Quán triệt triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW và một số văn bản liên quan, thời gian tới Bộ Y tế sẽ xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành trong đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm. Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy này.
Bộ Y tế sẽ cùng với các bộ ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để nhanh chóng kiện toàn về tổ chức bộ máy theo nhiệm vụ Ban Bí thư, Chính phủ giao.
Theo đó, ở mô hình tổ chức bộ máy mới sẽ được xây dựng theo hướng tập trung các lực lượng chuyên môn về y tế, công thương, nông nghiệp trong một cơ quan chung, giống như mô hình Ban Quản lý An toàn thực phẩm hiện đang được thực hiện thí điểm ở 3 tỉnh thành (TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh).
Lộ trình kiện toàn mô hình tổ chức là từ 2023-2025. Hiện mô hình tổ chức mới về quản lý an toàn thực phẩm vẫn chưa được hình thành, chưa rõ tên gọi, việc này Bộ Nội vụ sẽ đề xuất. Tuy nhiên, cơ quan tổ chức mới về quản lý an toàn thực phẩm sẽ phải tập trung đủ cả 3 lực lượng y tế, nông nghiệp, công thương.
Là cơ quan phụ trách vấn đề nhân sự, theo đại diện Bộ Nội vụ, khi nghiên cứu hoàn hiện mô hình tổ chức quản lý cần xác định an toàn thực phẩm là mục tiêu quản lý chứ không phải là đối tượng quản lý.
Mục tiêu quản lý an toàn thực phẩm là hướng tới sức khoẻ của người dân, yêu cầu phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công cụ quản lý an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn, quy chuẩn theo ngành, lĩnh vực trong quá trình từ khâu sản xuất đến lưu thông và sử dụng của người dân thuộc trách nhiệm của từng cấp, từng ngành theo phân công, phân cấp của Chính phủ.
-
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8% -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Tăng cao bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên -
Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo