Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Sẽ cân đối lại lộ trình tăng phí cho từng dự án BOT đường bộ
Anh Minh - 04/01/2016 21:44
 
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết sẽ làm việc với từng nhà đầu tư BOT để xây dựng lại lộ trình tăng phí hài hòa được lợi ích của nhà đầu tư và người dân.
Nhiều Dự án BOT trên Quốc lộ 1 muốn tăng ngay mức phí lên gấp 3 lần mức thu phí hiện hữu
Nhiều Dự án BOT trên Quốc lộ 1 muốn tăng ngay mức phí lên gấp 3 lần mức thu phí hiện hữu

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 của Bộ GTVT chiều 4/1, ông Trường giải thích việc Bộ GTVTđề xuất chưa tăng phí theo lộ trình kể từ ngày 1/1/2016 là do chỉ số trượt giá (CPI) trong năm qua thấp hơn nhiều so với dự kiến.

“Giá xăng dầu, chi phí vận tải cũng giảm xuống thì việc tăng phí vào vào thời điểm này dễ bị hiểu là: vừa có một tí kết quả về kinh tế, lại tăng phí lên. Như vậy, sẽ tạo sức ép ảo cho người dân”,  ông Trường nói.

Theo ông Trường, việc  Bộ Tài chính chưa đồng ý lùi lộ trình tăng phí cũng  có cái lý của Bộ Tài chính. 

“Bởi tất cả các phương án tài chính của dự án đã chốt với nhà đầu tư rồi. Bây giờ không thực hiện sẽ phá vỡ phương án tài chính, ảnh hưởng đến các ngân hàng tài trợ vốn.  Hiện nay, Bộ GTVT sẽ căn cứ vào từng dự án cụ thể để nhà đầu tư đàm phán với ngân hàng và có lộ trình tăng giảm phù hợp. Như vừa rồi, trạm Bến Thủy (TP Vinh) tăng phí nhưng trạm  trên quốc lộ 1 tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình của Công ty Cổ phần TASCO vẫn chưa tăng vì bản thân nhà đầu tư cảm thấy họ chịu được”, ông Trường giải thích.

Liên quan đến ý kiến của Bộ Tài chính cho rằng, để lùi thời hạn tăng phí tại 23 trạm  thì phải sửa 23 thông tư, ông Trường cho rằng: về mặt pháp lý thì 20 thông tư hay hàng trăm thông tư, nếu cần thay đổi vẫn phải thay đổi. “Nhưng cái thay đổi đó như thế nào để phù hợp với thực tiễn hiện nay phải cân đối giữa ba yếu tố:  hoàn vốn của nhà đầu tư, sức chịu đựng của người dân và sức tăng trưởng của nền kinh tế”.

Về lộ trình tăng phí, ông Trường cho rằng Bộ GTVT đã đưa ra lộ trình rất hợp lý về mức phí. Mức phí ở các trạm BOT phụ thuộc vào các yếu tố: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp; khả năng  hồi vốn của nhà đầu tư.

“Ba yếu tố này hình thành nên cơ chế giá. Theo rà soát từ năm 2002 trở lại đây cứ 3 đến 5 năm CPI tăng thì phải điều chỉnh giá để phù hợp với tốc độ tăng trưởng của CPI. Trong đề án BOT đưa ra quy định cứ 3 năm cho phép nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền để tăng phí. Từ năm 2002 tới nay mới tăng phí 2 lần, không tính cho đường cao tốc. Lần đầu tăng 10 ngàn đồng/lượt cho 1 xe tiêu chuẩn ( xe 12 chỗ trở xuống) lên  20 ngàn/lượt, đến nay là 30 ngàn đồng/lượt tính theo xe tiêu chuẩn” – ông Trường giải thích.

Trước đó, Bộ Tài chính không đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT về việc lùi thời hạn tăng phí qua các  23 trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 thay vì từ 1/1/2016 sẽ lùi xuống 1/6/2016.

Theo đại diện Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính, lý do bởi cả nước hiện có 53 trạm đang tiến hành thu phí và 10 trạm sẽ bắt đầu thu từ 1/1/2016 nhưng Bộ GTVT chỉ đề nghị lùi thời gian thu phí của 23 trạm. Theo Bộ Tài chính, điều này không đảm bảo công bằng giữa các chủ đầu tư.

Ngoài ra, văn bản của Bộ GTVT gửi đến Bộ Tài chính chỉ cách ngày tăng phí 1 tuần nên không đủ thời gian để nghiên cứu ban hành thông tư mới.

Mức phí qua cầu Tân Đệ cao nhất 160.000 đồng/lượt
Đó là phí dành cho xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit, theo quy định tại Thông tư số 172/2014/TT-BTC quy định...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư