Kinh Bắc đầu tư thêm khu công nghiệp ở Bắc Ninh; TMT Motors muốn phủ sóng 30.000 trạm sạc xe điện; Vosco than thị trường tàu hàng khô “tồi tệ hơn cả giai đoạn đầu COVID-19”; ACV báo cáo doanh thu cao nhất lịch sử; Viejet ra mắt hãng hàng không mới.
Cộng đồng doanh nghiệp rất phấn khởi khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, xác định rõ kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã mở ra một kỷ nguyên mới cho kinh tế tư nhân, khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư, dám dấn thân và dám hoạt động.
Tác động nặng nề nhất đến các doanh nghiệp do ảnh hưởng từ COVID-19, đó là sự thiếu hụt dòng tiền và điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, gần 90% doanh nghiệp thành lập mới có quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có xu hướng thu hẹp quy mô để đảm bảo an toàn cho đồng vốn đưa vào kinh doanh.
Nền kinh tế càng mở, sự hội nhập càng sâu rộng thì càng xuất hiện nhiều chiêu trò "né" thuế, hay còn gọi là tránh thuế, của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt luôn nêu cao phẩm chất cách mạng, tinh thần tự chủ dám nghĩ dám làm, lãnh đạo Công ty hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ phát triển sản xuất - kinh doanh, nghiên cứu khoa học, đầu tư hiệu quả, tăng trưởng từ 15 - 20%.
Với ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Việt luôn là những chiến sỹ tuyến đầu, luôn chọn xông pha, chọn đương đầu, nhiều khi chọn đánh đổi sự bình yên của chính mình để có được sự “bình thường” cho người lao động, cho hoạt động của doanh nghiệp...
Trong một kịch bản lạc quan nhất, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2020 sẽ đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019, với kịch bản hiện thực, con số đạt được dự kiến là 33,5 tỷ USD, nhưng kịch bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 30 - 31 tỷ USD.
“Bản giao hưởng thành phố của những cây cầu”; “Bản hùng ca thành phố biển” hay “Bản hòa tấu sắc màu”… là những mỹ từ mà nhiều người đã ưu ái dành cho Đà Nẵng. Đó là sự ghi nhận, là sự ngưỡng mộ, trân trọng dành cho những người con của Đà Nẵng, cho một đô thị phát triển táo bạo với tầm nhìn và hiện thực hóa từng bước đi chiến lược sau 45 năm giải phóng và 23 năm chia tách tỉnh.