
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
Các doanh nghiệp đang khát nguồn nhân lực công nghệ thông tin. |
Doanh nghiệp săn nhân lực CNTT
Lần đầu tiên trong lịch sử, Viettel phát đi thông báo rộng rãi trên truyền thông bày tỏ nhu cầu tuyển dụng tới 500 nhân sự công nghệ thông tin/năm. Viettel còn chào mời với mức thu nhập cao hơn 15% so với trung bình ngành, chi trả lương khởi điểm trung bình cho nhân sự CNTT giỏi là 1.000 USD/tháng.
Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết thêm: “Viettel luôn đi đầu trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới trên thế giới, nên phải liên tục tìm kiếm nhân sự cho các lĩnh vực mới. Thời điểm này, chúng tôi cần nhân sự cho các dự án lớn về Big Data, trí tuệ nhân tạo, công nghệ hàng không vũ trụ, toán học ứng dụng…”.
500 nhân viên CNTT cũng là con số mà Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT IT) thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) cần tuyển dụng trong tháng 4/2019 để làm việc tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Tiền Giang. Mức thu nhập cho 500 kỹ sư này được hứa hẹn ở mức 200 - 700 triệu đồng/năm. Còn cả Tập đoàn VNPT hiện cần tới 5.000 kỹ sư CNTT.
Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường đại học hàng đầu Việt Nam và “đặt hàng” các trường đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành CNTT trong vòng 10 năm tới.
Vietnamworks cho biết, năm 2019 có 53% số công ty CNTT cần tuyển thêm 10 - 30% nhân sự, 26% doanh nghiệp tuyển thêm 30 - 50% và 8,7% công ty muốn tuyển dụng cao hơn 50% nhân lực CNTT.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường.
“Số lượng này là rất thiếu so với nhu cầu phát triển doanh nghiệp CNTT, nhất là theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là từ nay đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó ưu tiên khởi nghiệp CNTT”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá.
70% phải đào tạo lại
Theo khảo sát, trong số 50.000 cử nhân CNTT ra trường, chỉ có 30% làm việc được ngay, 70% phải đào tạo bổ sung.
Ông Nghiêm Phú Hoàn, thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT cho biết, tập đoàn này đang chuyển đổi mô hình kinh doanh từ việc cung cấp các dịch vụ viễn thông - CNTT truyền thống sang cung cấp các dịch vụ số. Để thực hiện chiến lược phát triển mới, VNPT cần khoảng 5.000 nhân lực CNTT mà hiện nguồn cung chỉ đáp ứng 50 - 60%. Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo lại và bổ sung kỹ năng CNTT cho đội ngũ của VNPT cũng rất lớn.
“Trong 2 năm tới, VNPT phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung trên 10.000 người”, ông Hoàn cho biết.
VNPT đang đẩy mạnh thực hiện nhiều chính sách để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, như hợp tác với các trường đại học xây dựng các trung tâm R&D, xây dựng các chương trình học bổng, tài trợ, chương trình thực tập, làm việc hấp dẫn cho sinh viên; xây dựng cơ chế đãi ngộ riêng cho các chuyên gia…
Còn theo ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA), các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu.
Việt Nam đang trở thành một điểm đến của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Samsung, LG, Intel… và đang trong quá trình rốt ráo chuyển đổi số, thực hiện cuộc các mạng 4.0, hướng tới mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Năm 2019 - 2020, thị trường Việt Nam thiếu 350.000 - 400.000 nhân lực CNTT. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), lưu trữ đám mây, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và blockchain. Các lĩnh vực quan trọng khác như Internet vạn vật (IoT), thương mại điện tử, quy trình kinh doanh và gia công phần mềm CNTT… cũng đang được các doanh nghiệp rốt ráo tuyển dụng.
Chính vì vậy, ngay từ lúc này, để không bỏ lỡ thời cơ, tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư từ khâu đào tạo, đặt hàng các trường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp không chỉ là người sử dụng lao động, mà còn là người đào tạo lao động. Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực, nên doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn tài nguyên này, phải coi việc đào tạo người lao động như một khoản đầu tư tương tự như với máy móc, thiết bị.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới