-
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân
Thêm 15.643 ca mắc Covid-19 tại 61 tỉnh, thành phố
Tính từ 16h ngày 15/1 đến 16h ngày 16/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.684 ca nhiễm mới. Trong đó, 41 ca nhập cảnh và 15.643 trường hợp ghi nhận trong nước.
Như vậy, số ca mắc giảm 662 người so với hôm qua. 61 tỉnh, thành phố đều có thêm ca mắc. Trong số đó, 11.196 F0 được phát hiện tại cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (-351), Đắk Lắk (-215), Thái Nguyên (-80).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (+221), Hà Nội (+172), Bà Rịa - Vũng Tàu (+150).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.935 ca/ngày.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron. Họ đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).
Hôm nay, Hà Nội có 2.982 ca nhiễm, giảm 172 ca so với hôm qua. Hà Nội vẫn đứng đầu cả nước về số lượng F0 mới.
Trong 7 ngày qua, thành phố này có tổng cộng 20.451 người mắc Covid-19, trung bình mỗi ngày có 2.921 ca nhiễm.
Đà Nẵng và Khánh Hòa đứng thứ 2 và thứ 3 cả nước về số lượng ca nhiễm, tỷ lệ gia tăng ca mới khá cao.
Đáng chú ý, số ca nhiễm ở TP.HCM giảm ở mức kỷ lục (289 ca) sau gần 6 tháng bùng phát dịch (từ đầu tháng 7/2021), thấp nhất kể từ khi thành phố này bùng phát dịch.
Hơn 9.300 F0 được công bố khỏi bệnh
Trong ngày số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 9.326 ca. Như vậy, đến nay, Việt Nam chữa khỏi Covid-19 cho 1.727.290 bệnh nhân.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.113 người. Trong đó thở ô-xy qua mặt nạ: 3.553 ca; thở ô-xy dòng cao HFNC: 791 ca; thở máy không xâm lấn: 99 ca; thở máy xâm lấn: 650 ca; ECMO: 20 ca.
Từ 17h30 ngày 15/1 đến 17h30 ngày 16/1, Việt Nam có thêm 129 ca tử vong. TP.HCM có 15 ca bao gồm 6 người từ các tỉnh chuyển đến: Tiền Giang (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).
Những người còn lại ở Đồng Tháp (28 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (9), Cần Thơ (9), Khánh Hoà (8), Bình Phước (7 ca trong 3 ngày), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Vĩnh Long (6), Hậu Giang (6), Trà Vinh (5), Long An (4), Lâm Đồng (3), Bình Thuận (3), Bạc Liêu (3), Bình Dương (2), Bình Định (2), Sóc Trăng (2), Thừa Thiên - Huế (1), Phú Yên (1), Đắk Nông (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 184. Như vậy, Việt Nam đã có 35.609 người qua đời vì Covid-19, chiếm 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 15/1, 1.057.845 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vắc-xin đã được tiêm là 168.003.163 liều, trong đó 78.595.722 liều mũi một, 72.319.574 mũi 2, 17.087.867 liều mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản).
Bộ Y tế đã ra nhiều văn bản đề nghị các địa phương rà soát và tiêm vắc-xin cho người có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn còn tập trung quá nhiều vào mũi 3, tiêm vắc-xin cho trẻ em mà chưa rà soát và tiêm vét cho người nguy cơ.
Hà Nội có thêm 2.983 ca Covid-19 tại 28 quận, huyện
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 15/1 đến 18h ngày 16/1, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 2.983 Covid-19. Trong đó, quận Đống Đa là địa bàn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất.
Cụ thể, 2.983 bệnh nhân phân bố tại 409 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa 191, Hoàng Mai 186, Thanh Trì 156, Đông Anh 123, Thanh Xuân 116, Hai Bà Trưng 135.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay là 91.370 ca
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 15/1, tiện toàn Thành phố có 59.795 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly;
Trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 có 130 người, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 218 người, tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.411 ca, cơ sở thu dung điều trị thành phố 1.347 ca, cơ sở thu dung quận/huyện 5.722 ca và 48.967 người theo dõi cách ly tại nhà.
Số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 5 người; số ca tử vong trong ngày 15/1 là 12 trường hợp. Như vậy, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 337 người.
Về công tác tiêm chủng, đến nay thành phố đã thực hiện được hơn 13,7 triệu mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Kết quả tiêm chủng cho người trên 18 tuổi đã đạt được tỷ lệ 99,6% mũi 1 và 99,1% mũi 2; tỷ lệ tiêm cho người trên 50 tuổi đạt 99% mũi 1 và 97,6% mũi 2; trẻ từ 12-14 tuổi đạt tỷ lệ 99,7% mũi 1 và 97,1% mũi 2; trẻ từ 15-17 tuổi đạt tỷ lệ 99,6% mũi 1 và 96,9% mũi 2.
Ngoài ra, Thành phố đã triển khai tiêm được hơn 1,66 triệu mũi tiêm bổ sung và nhắc lại.
Người về Tuyên Quang dịp Tết phải tự xét nghiệm Covid-19
UBND tỉnh Tuyên Quang, ngày 15/1, đã ban hành văn bản số 158/UBND-THVX về việc tăng cường quản lý người đến lưu trú, trở về tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo đó, từ 20 giờ ngày 15/1, tất cả người đến lưu trú, trở về tỉnh phải tự xét nghiệm, báo cáo kết quả với chính quyền địa phương.
Nếu có kết quả dương tính phải cách ly, điều trị theo quy định. Nếu kết quả âm tính thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, kịp thời báo cho cơ quan y tế gần nhất nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác để theo dõi và xử trí theo quy định.
UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động, kiểm tra thực hiện nghiêm 5K+vắc-xin+công nghệ+ý thức cộng đồng và "4 tại chỗ";
Công tác quản lý địa bàn, kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động tổ Covid cộng đồng.
Các huyện, thành phố tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh (đồng gửi Sở Y tế để tổng hợp) kết quả thực hiện trước 16 giờ hằng ngày.
Chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo tạm trú, khai báo y tế, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch.
Hà Nội đã có 337 F0 tử vong
Hiện toàn Thành phố có 59.795 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (130), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3411), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1347), cơ sở thu dung quận, huyện (5722), theo dõi cách ly tại nhà (48.967).
Hà Nội đang điều trị cho gần 58.000 F0. |
Số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 5 người; số ca tử vong trong ngày là 12 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 337 người.
Theo thông tin của Bộ Y tế, hiện Hà Nội có khoảng 550 F0 điều trị tại Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch.
Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng), nhưng nhiều quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có sự điều chỉnh cấp độ dịch so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.
Ở cấp huyện, trong 30 quận, huyện, thị xã hiện có 23 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2.
7 quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam).
So với tuần trước đó, quận Hoàn Kiếm từ cấp độ 3 (vùng cam) xuống cấp độ 2 (vùng vàng).
Như vậy, hiện thành phố không có quận, huyện nào ở vùng xanh và vùng đỏ.
Cũng trong 14 ngày gần đây có 158 xã, phường, thị trấn ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bố theo các quận, huyện, thị xã; cụ thể: Gia Lâm 13 đơn vị, Đồng Đa 11 đơn vị, Thanh Xuân 10 đơn vị, Hoài Đức 10 đơn vị, Nam Từ Liêm 9 đơn vị, Ba Đình 9 đơn vị, Thanh Trì 9 đơn vị,
Hai Bà Trưng 9 đơn vị, Hoàng Mai 8 đơn vị, Cầu Giấy 7 đơn vị, Hoàn Kiếm 7 đơn vị, Hà Đông 6 đơn vị, Đông Anh 6 đơn vị, Ứng Hòa 5 đơn vị, Thường Tín 5 đơn vị, Thanh Oai 5 đơn vị, Chương Mỹ 5 đơn vị,
Long Biên 5 đơn vị, Sóc Sơn 4 đơn vị, Quốc Oai 4 đơn vị, Tây Hồ 3 đơn vị, Bắc Từ Liêm 3 đơn vị, Phú Xuyên 2 đơn vị, Mê Linh 2 đơn vị, Sơn Tây 1 đơn vị. Theo đánh giá cấp độ dịch, 158 xã, phường, thị trấn của 25 quận, huyện này thuộc cấp độ 3.
Còn lại, trong số 421 xã, phường, thị trấn, có 54 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 367 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2.
Hải Phòng tiếp tục ghi nhận số ca F0 tăng trở lại
Tính từ đến 18h00 ngày 15/01/2022, toàn Thành phố Hải Phòng đã ghi nhận thêm 841 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 nâng tổng số ca mắc lên 19.006 ca.
Trong số ca mắc mới hôm nay có 755 trường hợp phát hiện qua tự đi làm xét nghiệm, 59 trường hợp F1, 9 trường hợp sàng lọc tại công ty thuộc các khu công nghiệp của Dương Kinh, An Dương và Thủy Nguyên, 14 trường hợp test nhanh dương tính, còn lại là ca bệnh nghi ngờ.
Cùng ngày, Hải Phòng cũng ghi nhận số ca nguy kịch tăng với 105 ca, trong đó 14 ca phải thở máy xâm lấn, 14 ca thở HFNC, thở mark 71 ca và 3 ca tử vong do Covid-19.
Về số ca hồi phục xuất viện, tính đến thời điểm này ngành Y tế thành phố Hải Phòng đã công bố khỏi bệnh cho 11.067 ca, trong đó ngày hôm nay (15/1) có 743 F0 khỏi bệnh, riêng quận Ngô Quyền chiếm 551 ca.
Theo đánh giá cấp độ dịch của thành phố, quận Ngô Quyền đang ở cấp độ 3- nguy cơ cao. Tuy nhiên, toàn quận có 7/12 phường vẫn nằm ở cấp độ dịch cấp 4 – nguy cơ rất cao gồm: Máy Tơ, Cầu Tre, Đông Khê, Cầu Đất, Đằng Giang, Lạch Tray và Đồng Quốc Bình. 5 phường đánh giá cấp độ dịch ở cấp độ 3 – nguy cơ cao gồm: Máy Chai, Vạn Mỹ, Lạc Viên, Gia Viên và Lê Lợi.
TP.HCM phát hiện thêm 17 ca nhiễm biến chủng Omicron
Tất cả trường hợp nhiễm Omicron được phát hiện tại TP.HCM đều là người nhập cảnh.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, tính đến chiều 15/1, thành phố đã phát hiện tổng cộng 30 ca mắc Covid-19 mang biến chủng Omicron. Họ đều là người trở về từ nước ngoài, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Những người này đều không triệu chứng, đang được cách ly, theo dõi tại Bệnh viện dã chiến số 12 (phường An Khánh, TP.Thủ Đức).
TS. Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đang được điều trị tại đơn vị này là cụ bà 82 tuổi, trở về từ Mỹ.
Bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền phức tạp như đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, ung thư máu giai đoạn cuối. Bệnh nhân từng bị khó thở nhẹ nên được hỗ trợ thở ô-xy mũi. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân ổn định. Như vậy, tính đến nay, TP.HCM đã ghi nhận tổng cộng 30 ca mắc Covid-19 mang biến chủng Omciron.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, có 12 người đã được xuất viện, đa số không có triệu chứng. Các trường hợp xuất viện đảm bảo quy định của Sở Y tế.
Như vậy, Việt Nam đã phát hiện tổng cộng 68 ca nhiễm biến chủng Omicron tại 9 tỉnh, thành phố là: Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1). Tất cả đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Bộ Y tế cảnh báo Omicron có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, đặc biệt ở nhóm chưa tiêm chủng, có thể đến tăng rất nhanh số mắc, gây quá tải hệ thống y tế.
Cơ quan này cho biết đang tiếp tục bám sát diễn biến dịch do chủng mới Omicron gây ra và thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này.
Bình Dương chuẩn bị kích hoạt lại cơ sở điều trị Covid-19
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương (Ban chỉ đạo) dự báo, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài cộng với tâm lý vừa hết giãn cách, khi về quê đón Tết người dân sẽ tập trung ăn uống, vui chơi... sẽ là nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
Để không bị động, lúng túng trước các tình huống bất ngờ, tỉnh Bình Dương đã chuẩn bị kế hoạch kích hoạt lại hệ thống cơ sở điều trị Covid-19 nhưng hy vọng sẽ không phải sử dụng.
Lãnh đạo tỉnh này rất mong mọi người khi vui Xuân, đón Tết cần nêu cao tinh thần phòng chống dịch, thực hiện đúng 5K để bảo đảm sức khỏe bản thân, gia đình, góp phần phòng chống dịch hiệu quả.
Hiện tại, tỉnh Bình Dương còn 18 khu/cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 (thời điểm cao nhất có đến 33 cơ sở điều trị và 173 khu cách ly tập trung), với 4.506 giường. 25.885 bệnh nhân đang điều trị tại nhà và đang điều trị cho 626 bệnh nhân tại các cơ sở điều trị (chiếm tỷ lệ 13,9% số giường).
Trong đó: Tầng 1 đang điều trị cho 209 người/tổng số giường 1.899 (tỷ lệ 11%); tầng 2: đang điều trị cho 257 người/tổng số giường 1.957 (tỷ lệ 13,1%); tầng 3: đang điều trị cho 160 người/tổng số giường 650 (tỷ lệ 24,6%).
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tỉnh đang xây dựng phương án kích hoạt lại các cơ sở điều trị Covid-19 dựa trên kinh nghiệm thực tế các đợt bùng phát dịch trước đây. Thời điểm cao điểm, các cơ sở điều trị Covid-19 vận hành 95.000 giường với 85.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị".
-
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc -
Hà Nội xử phạt gần 5 tỷ đồng sau 1 tháng kiểm tra an toàn thực phẩm Tết -
Hà Nội: Dịch sởi có thể tăng thời gian tới -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Bé gái 12 tuổi phát hiện bệnh tăng áp phổi do dị tật mạch máu hiếm gặp -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024