Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về Covid-19 ngày 22/1: Hà Nội chỉ còn 4 quận, huyện thuộc vùng cam
D.Ngân - 22/01/2022 10:08
 
Dịch Covid-19 ở Thủ đô có dấu hiệu "giảm nhiệt" sau nhiều ngày ca nhiễm tăng nhanh liên tiếp. Chỉ còn Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và Chương Mỹ ở cấp độ 3 - vùng cam.

Thêm 15.658 ca mắc Covid-19 tại 61 tỉnh, thành

Trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.707 ca nhiễm mới, trong đó 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.986 ca trong cộng đồng).

Sau gần một tuần Hà Nội "hạ nhiệt", số ca mắc mới tại thành phố này tăng nhẹ trở lại với 2.945 F0 (tăng 140 ca so với ngày trước đó).

Đà Nẵng và Hải Phòng cũng có tốc độ ghi nhận ca nhiễm mới tăng cao trong thời gian gần đây và lần lượt xếp ở vị trí thứ 2, 3 cả nước với 937 và 745 người.

Một số địa phương cũng có số ca mắc mới trên 500 người là: Hưng Yên (693), Bến Tre (555).

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Cà Mau (-88), Trà Vinh (-75), Bình Định (-73).

Ngược lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+140), Quảng Trị (+88), Đắk Nông (+76).

Đến nay, Việt Nam ghi nhận 135 ca mắc Covid-19 do biến chủng Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP.HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.126.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 21.545 ca nhiễm).

Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.119.854, trong đó, 1.797.875 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (512.636), Bình Dương (292.452), Hà Nội (105.660), Đồng Nai (99.637), Tây Ninh (86.964).

Còn hơn 4.800 F0 nặng điều trị

Trong ngày 22/1, Bộ Y tế công bố 3.512 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 1.800.692 người.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.680 ca, trong đó, 3.250 trường hợp thở ô-xy qua mặt nạ, 763 ca thở ô-xy dòng cao (HFNC), 132 ca thở máy không xâm lấn, 604 ca thở máy xâm lấn và 21 trường hợp can thiệp ECMO.

Trong 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận 153 ca tử vong, giảm 24 trường hợp so với ngày 21/1. TP.HCM có 10 trường hợp, trong đó có 2 ca từ Long An, Tiền Giang chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16), Vĩnh Long (12), Tiền Giang (11), Đồng Nai (10), Đồng Tháp (9), Thừa Thiên - Huế (8 ), Sóc Trăng (8 ), Cần Thơ (7), Trà Vinh (6), Kiên Giang (6), An Giang (5), Hậu Giang (5), Tây Ninh (4), Bạc Liêu (4), Cà Mau (4), Khánh Hoà (4), Bình Phước (3), Bến Tre (3), Bắc Ninh (2), Nam Định (2), Lâm Đồng (2), Bình Thuận (2), Quảng Nam (2), Bình Định (2), Bắc Kạn (1), Phú Thọ (1), Ninh Thuận (1), Thanh Hoá (1), Đà Nẵng (1), Bình Dương (1).

Trong ngày 21/01, 1.267.425 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 174.965.411 liều, trong đó tiêm mũi một là 78.843.924 liều, tiêm mũi 2 là 73.764.594 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 22.356.893 liều.

Hà Nội lại tăng cao số F0 mới trong ngày

Trong ngày Hà Nội phát hiện 2.945 bệnh nhân mới phân bố tại 391 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (137), Đống Đa (132), Thanh Trì (125), Gia Lâm (123).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 108.806 ca. 

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 22/1, trên địa bàn Thành phố có 66.618 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó, có 56.380 người theo dõi cách ly tại nhà và số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung và các bệnh viện của Hà Nội và bệnh viện trung ương.

Trong ngày, có 2 bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung; số ca tử vong trong ngày là 16 trường hợp. Như vậy, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 441 người.

Chuẩn bị khai trương phòng khám hậu Covid-19

Ngày 22/1, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, dự kiến đầu tuần tới, Bệnh viện này sẽ khai trương phòng khám hậu Covid-19. Bệnh viện chuẩn bị 3 khoa Tim mạch, Hô hấp và Thần kinh để điều trị nội trú bệnh nhân hậu Covid-19, mỗi khoa dự kiến có 10 giường.

Theo ông Nguyễn Văn Thường, sau khi khỏi 10 ngày, bệnh nhân có thể đi khám lại, kiểm tra các chức năng hô hấp, tim mạch, đông máu, thận.

Thực tế, qua điều trị, có những bệnh nhân (nhất là các F0 nặng) khỏi Covid-19 dễ nhồi máu cơ tim liên quan đến vấn đề rối loạn đông máu.

Thậm chí, nhiều người trẻ tuổi, không bệnh nền, khi đang điều trị Covid-19 ở nhà (do mắc ở thể nhẹ hoặc không triệu chứng) cảm thấy khỏe khoắn, bệnh diễn tiến nhẹ nhàng, chỉ 7-10 ngày dương tính sẽ âm tính trở lại.

Tuy nhiên sau 2 tuần âm tính, họ lại có triệu chứng mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, tức ngực, stress, mồ hôi trộm, ho kéo dài, chóng mặt, thay đổi vị giác, khứu giác…

Nhiều người tự đánh giá, sức khỏe sau khi khỏi bệnh giảm sút 20-30% so với thời kỳ dương tính hoặc trước đó. Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc hậu Covid-19 là vấn đề lớn hiện nay.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cử 6 bác sĩ, 6 điều dưỡng đi học lớp đào tạo về điều trị, chăm sóc bệnh nhân hậu Covid-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức. Các thầy thuốc này đã có chứng chỉ của WHO. Đồng thời, bệnh viện đã xây dựng phác đồ, các kỹ thuật có thể triển khai phòng khám này như theo dõi chức năng phổi, rối loạn đông máu hay các dấu hiệu mệt mỏi sau khi khỏi Covid-19.  

An Giang dịch hạ nhiệt về bình thường mới

Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền vừa ký Thông báo cập nhật cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 của các địa phương, cấp độ dịch của tỉnh An Giang tiếp tục đạt cấp độ 1- nguy cơ thấp (bình thường mới), tương ứng với màu xanh kể từ chiều 21/01.

Đáng lưu ý, tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố và 156/156 xã, phường, thị trấn đều đạt cấp độ 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới). Trong nhiều tuần liên tục, An Giang đã kiểm soát, hạn chế số ca nhiễm, tăng tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 toàn dân và giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19...

Đã từng là điểm nóng của dịch covid-19, nhưng liên tục những ngày qua, An Giang ghi nhận số ca mắc F0 trên địa bàn đã giảm đáng kể, bình quân mỗi ngày chỉ vài chục ca và được kiểm soát tốt trong cộng đồng (riêng hôm qua 21/01 chỉ ghi nhận 7 ca). Hiện, cuộc sống người dân đang ở trạng thái bình thường mới.

Đồng thời, UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn 66/UBND-KGVX chỉ đạo tăng cường công tác tiêm chủng vacine phòng COVID-19.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương lập kế hoạch và tổ chức tiêm chủng mở rộng. Rà soát, thống kê đối tượng chưa được tiêm chủng trên địa bàn, tổ chức tiêm bù ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng mở rộng và có kế hoạch tiêm vét cho tất cả đối tượng thuộc tiêm chủng mở rộng, tránh bỏ sót đối tượng, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng mũi, đủ liều theo quy định. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước, trong và sau khi tiêm. 

Tiếp tục thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em 12 tuổi hiện đang theo học lớp 6, Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện, thị xã, thành phố rà soát hàng tháng cung cấp danh sách học sinh đủ 12 tuổi (tính theo ngày, tháng, năm) cho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để tổ chức tiêm cho trẻ em này. Trung tâm Y tế tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo địa phương tiếp tục rà soát các trẻ em hiện đang tạm trú tại các hộ gia đình, tại các nhà trọ, lang thang cơ nhỡ, không còn đi học) đủ 12 tuổi và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ này.

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích tiêm chủng phòng bệnh, các sự cố bất lợi sau tiêm, khuyến cáo người dân tích cực tham gia tiêm chủng phòng bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức tiêm chủng, đôn đốc nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiêm chủng an toàn.

Dịch tại Hà Nội có xu hướng "giảm nhiệt" 

Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất của UBND TP. Hà Nội đến ngày 21/1, Thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng).

Dịch Covid-19 ở thủ đô có dấu hiệu "giảm nhiệt" sau nhiều ngày ca nhiễm tăng nhanh liên tiếp. Chỉ còn Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và Chương Mỹ ở cấp độ 3 - vùng cam.

Hà Nội có 26 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và 4 khu vực gồm Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và Chương Mỹ ở cấp độ 3.

So với một tuần trước, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Long Biên từ cấp độ 3 (vùng cam) xuống cấp độ 2 (vùng vàng). Ngược lại, huyện Chương Mỹ từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, không có đơn vị hành chính cấp huyện nào ở mức 4 (vùng đỏ).

Hai tuần qua, những địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất gồm Gia Lâm, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thường Tín, Hai Bà Trung và Đông Anh. Ở cấp xã, phường, có 43 đơn vị ở cấp độ 1 (vùng xanh) và 377 đơn vị ở cấp độ 2.

Dù vẫn dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới, Hà Nội cho thấy dấu hiệu "hạ nhiệt" khi có ngày thứ 6 liên tiếp ghi nhận lượng người dương tính giảm (từ gần 3.000 còn khoảng 2.800 trường hợp). Tuy nhiên, số ca tử vong ở thủ đô cho thấy xu hướng tăng (33 ca trong 2 ngày qua).

Hà Nội không đặt quy định gây khó cho người về quê ăn Tết

Chiều 21/1, UBND Hà Nội ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán 2022.

Trong đó, Thành phố yêu cầu rà soát, thống kê, lập phương án các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng, người từ chối tiêm trên địa bàn; tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động, thực hiện chiến dịch cao điểm tiêm chủng xuyên Tết từ ngày 1/2 đến 28/2 theo lời phát động của Thủ tướng.

Đồng thời, các địa bàn phường, xã được yêu cầu rà soát người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà; rà soát tiêm đủ liều vắc-xin cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để không bỏ sót, chuẩn bị cho học sinh đến trường an toàn; phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi 3, mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong Quý I/2022.

Tại Chỉ thị mới, UBND Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương trực thuộc không đặt ra những quy định về phòng, chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, gây khó khăn cho người dân nhất là trong dịp về quê ăn Tết.

Hà Nội sẽ tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Thành phố chủ động thực hiện phương án, kịch bản cấp độ cao, phân công lực lượng, tổ chức diễn tập, ứng trực, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh theo nguyên tắc “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ.

Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thuốc ứng trực 24/24; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị nhất là máy thở, ô-xy y tế để tổ chức điều trị người bệnh Covid-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ trong những ngày Tết.

Đảm bảo khám chữa bệnh, cấp cứu và phòng chống dịch Covid-19 dịp Tết Nhâm Dần 2022

Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo yêu cầu của Cục, các cơ sở y tế chủ động đối phó với dịch bệnh đặc biệt dịch Covid-19, tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra: Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và ngành y tế về phòng chống dịch Covid-19. 

Xây dựng phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, ô-xy, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu điều trị, cách ly người bệnh theo đúng các hướng dẫn hiện hành về phòng chống dịch.

Đồng thời tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh: Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm.

Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị các đơn vị cần tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết: chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách.

Đặc biệt, chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, ứng xử ân cần, hòa nhã. Thực hiện đúng các quy định liên quan và các quy trình chuyên môn kỹ thuật.

Bộ Y tế sẽ tổ chức kiểm tra đột xuất công tác chuẩn bị và thực hiện thường trực của một số bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và bệnh viện ở các địa phương trước và trong dịp Tết.

Tại văn bản này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị thực hiện báo cáo trực tuyến hàng ngày về tình hình cấp cứu, tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc trong dịp Tết; danh sách ca bệnh tai nạn do pháo, vũ khí, vật liệu nổ tự chế và danh sách ca tử vong do tai nạn giao thông.

Bình Phước: Chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm trong phòng, chống dịch Covid-19

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấn chỉnh công tác đấu thầu mua sắm trong phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khẩn trương chủ động rà soát, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định của pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực và "lợi ích nhóm", tuyệt đối không để xảy ra vi phạm pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc thì phải kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý, giải quyết.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Phước cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn và giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật, nhất là đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến mua sắm, đấu thầu vật tư, sinh phẩm, thuốc, trang thiết bị y tế. Cần phải đưa tin đầy đủ, công khai kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan theo quy định, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.

Hải Phòng điều chỉnh phương án cách ly và xét nghiệm đối với F0 và F1
UBND TP.Hải Phòng vừa ban hành văn bản số 06/UBND-VX về việc điều chỉnh phương án cách ly và xét nghiệm đối với F0 và F1 trên địa bàn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư