-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
TP.HCM tỷ lệ nhiễm Omicron tăng cao
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Thành phố đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên để giám sát sự lưu hành biến chủng Omicron trong cộng đồng.
Omicron đang là biến chủng gây bệnh chủ yếu tại TP.HCM. Số liệu này phù hợp với tình hình dịch bệnh đang gia tăng trong thời gian gần đây. |
Kết quả ghi nhận từ 10-17/2 cho thấy, trong 92 mẫu bệnh phẩm được chuyển đến Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM thì có 70 mẫu có kết quả PCR sàng lọc dương tính với biến chủng Omicron, chiếm tỷ lệ 76%.
Lấy ngẫu nhiên 26/70 mẫu sàng lọc dương tính này để thực hiện giải trình tự gene thì đã xác định 100% là biến chủng Omicron. Như vậy, Omicron đang là biến chủng gây bệnh chủ yếu tại TP.HCM. Điều này phù hợp với tình hình dịch bệnh đang gia tăng trong thời gian gần đây.
Trước tình hình biến chủng Omicron lây lan trong cộng đồng, TP.HCM triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân giai đoạn 2. Chiến dịch này sẽ kết thúc vào ngày 28/2.
Trong giai đoạn 2 này, Thành phố đã tiêm được mũi 1 thêm cho hơn 6.000 người, mũi 2 cho hơn 26.000 người và mũi bổ sung/nhắc lại cho hơn 85.000 người.
Để tăng cường miễn dịch trước biến chủng Omicron thì tiêm chủng là biện pháp cực kỳ quan trọng. Do đó, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tiếp tục tổ chức, mời gọi người dân tiêm chủng. Người dân cần chủ động liên hệ địa phương để được tiêm chủng khi tới lượt.
Chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cũng được tiếp tục đẩy mạnh. Trong đó, Thành phố lưu ý người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm cả trẻ em có tình trạng béo phì. Để làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh thì mỗi người cần lưu ý thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K.
Mỗi người cần lưu ý hạn chế việc tập trung đông người trong những không gian kín. Khi có triệu chứng bệnh cần tự cách ly ngay. Nếu xét nghiệm dương tính, khai báo cho y tế địa phương để được quản lý, chăm sóc và điều trị cũng như tuân thủ quy định cách ly để hạn chế lây nhiễm cho người khác.
Về ứng phó với tình hình Covid-19 ở trẻ em, Sở Y tế Thành phố cũng đã tổ chức cuộc họp với các chuyên gia chuyên ngành Nhi khoa về tổ chức thu dung điều trị khi số trẻ em nhiễm Covid-19 gia tăng. Chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra khi số ca mắc gia tăng.
Bên cạnh đó, ngành Y tế đang chuẩn bị triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình dịch Covid-19 ở trẻ em; tập huấn cho hệ thống y tế việc thu dung, chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.
Ngành Y tế cũng tập huấn cho giáo viên quy trình xử trí F0, xử trí các dấu hiệu bệnh Covid-19, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng. Chuẩn bị sẵn sàng việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ 5-12 tuổi khi có hướng dẫn từ Bộ Y tế.
Quảng Ninh xây dựng phương án cho 10.000 F0/ngày
Dự báo số ca mắc Covid-19 tăng cao, từ ngày 21/1, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và ban hành phương án tổ chức quản lý, điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 trong tình huống có đến 10 nghìn người nhiễm/ngày trên địa bàn tỉnh trong 14 ngày (tương đương 10% dân số nhiễm Covid-19).
Theo đó, công tác tổ chức thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh thực hiện theo 3 nguyên tắc tại chỗ, phát hiện ở đâu thì cách ly, quản lý và điều trị ở địa phương đó; linh hoạt theo cấp độ dịch; phân tầng điều trị theo mức độ và nguy cơ của người bệnh để tổ chức điều trị cho bệnh nhân phù hợp.
Tỉnh đã xây dựng cụ thể phương án có đến 3.000 người mắc Covid-19/ngày trong 14 ngày và khi có hơn 3.000 đến 10.000 (10% dân số) bệnh nhân nhiễm Covid-19/ngày trong vòng 14 ngày.
Với mỗi tình huống cụ thể, tỉnh đã tính toán đủ nhân lực y, bác sĩ, nhân viên y tế; số lượng oxy; số lượng thuốc, các trang thiết bị, vật tư tiêu hao, sinh phẩm, hóa chất cần có cho từng huyện, thị xã, thành phố và cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế.
Thậm chí với tình huống 10.000 F0/ngày/14 ngày, bên cạnh điều trị tại nhà, tại khu cách ly tập trung, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng phương án tổ chức điều trị F0 tại 5 cơ sở thu dung điều trị dã chiến tầng 2, tầng 3 với 2.300 giường bệnh, đáp ứng khoảng 9.000 F0, dự kiến đặt tại 5 cơ sở hiện có của tỉnh là Trung tâm Thể thao Đông Bắc (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long), Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ (phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên), Trường Đại học Hạ Long, Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền;
Tỉnh cũng dự kiến thành lập các bệnh viện dã chiến mới để bố trí khoảng 6.700 giường bệnh (Bộ y tế, Quân khu 3 hỗ trợ); căn cứ tình hình tiếp tục thành lập các cơ sở thu dung, điều trị, các bệnh viện dã chiến đặt tại các địa phương Móng Cái, Đầm Hà, Cẩm Phả, Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí.
Bên cạnh đó, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã có giải pháp cụ thể như đánh giá cấp độ dịch hằng tuần, có biện pháp hành chính tương ứng cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn. Ngành Y tế tiếp tục truy vết, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm, cách ly hẹp nhất có thể.
Tuyến y tế cơ sở tập trung chăm sóc người dân, giải tải cho tuyến trên. Cung cấp số điện thoại đường dây nóng của các bác sĩ có kinh nghiệm để tư vấn, điều trị F0 tại nhà. Các cấp, các ngành tiếp tục vào cuộc quyết liệt vận động, tuyên truyền tiêm chủng cho từng người dân có chỉ định tiêm mà chưa tiêm.
Khuyến cáo mới về biến chủng Omicron tàng hình
Dựa trên dữ liệu có sẵn về lây truyền, mức độ nghiêm trọng, tái nhiễm, chẩn đoán, điều trị và tác động của vắc-xin, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định BA.2 nên tiếp tục được xem là biến chủng cần quan tâm và là chủng phụ của Omicron, không phải biến chủng mới. Họ cũng nhấn mạnh BA.2 cần tiếp tục được các cơ quan y tế công giám sát như dòng phụ của Omicron.
TS.Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO khẳng định, chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của BA.1 so với BA.2. Vì vậy, độc lực liên quan nguy cơ nhập viện của chúng giống nhau. Điều này rất quan trọng bởi nhiều quốc gia có sự xuất hiện hàng loạt ca nhiễm BA.1, BA.2.
Kết luận của WHO sẽ giúp các quốc gia như Đan Mạch, Nam Phi, Vương Quốc Anh, nơi BA.2 đang lây lan mạnh, có những biện pháp phản ứng phù hợp.
Biến chủng Omicron hiện là chủng lây lan mạnh trên toàn cầu, chiếm đa số trong các giải trình tự gene được báo cáo cho GISAID. Omicron có một số dòng phụ và WHO đều đang giám sát chúng.
Trong đó, phổ biến nhất là BA.1, BA.1.1 (Nextstrain clade 21K) và BA.2 (Nextstrain clade 21L). Ở cấp độ toàn cầu, giải trình tự gene cho thấy tỷ lệ nhiễm của BA.2 tăng so với BA.1 trong những tuần gần đây.
BA.2 khác với BA.1 ở một số trình tự di truyền như axit amin trong protein Spike S. BA.2 còn được gọi là "Omicron tàng hình". Bởi nó thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm rRT-PCR có những chỉ dấu ban đầu.
Theo WHO, dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2 “có vẻ dễ lây truyền hơn BA.1” và họ đang thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định nguyên nhân. “Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm của tất cả biến chủng trên toàn cầu đang có xu hướng giảm”, báo cáo của WHO viết.
Các chuyên gia cũng đang đánh giá nguy cơ tái nhiễm của BA.2 so với BA.1. Tình trạng tái nhiễm BA.2 sau khi nhiễm BA.1 đã được ghi nhận, tuy nhiên, dữ liệu ban đầu cho thấy người đã nhiễm BA.1 có khả năng bảo vệ mạnh chống lại nguy cơ nhiễm BA.2.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025