-
Thu ngoài lãi tăng mạnh ở nhiều ngân hàng -
Lợi nhuận Eximbank tăng 54 % so với năm trước -
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng cao kỷ lục trong tuần cuối năm -
MSB đạt 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2024 -
Vàng tăng tốc ngay tuần cận Tết, giá thế giới gần hơn đỉnh lịch sử -
Lợi nhuận trước thuế Kienlongbank lần đầu tiên vượt mốc 1.100 tỷ đồng
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Thanh Hoa, 44 tuổi ở Bắc Giang về lựa chọn không cho con đi du học dù vợ chồng chị đều đã nhen nhóm ý định này từ lúc con còn bé và đồng nghiệp, bạn bè đều có con cái ra nước ngoài học:
Vợ chồng tôi đều có bằng sau đại học, đang làm quản lý tại các cơ quan nhà nước. Mấy năm trước, đồng nghiệp, bạn bè chúng tôi hầu hết đều cho con đi du học. Chúng tôi cũng nghĩ tới phương án này.
Tôi có hai con, một trai một gái. Cháu trai lớn có sức học tốt, khá tự lập. Cháu gái nhỏ thì học đuối hơn, khá nhõng nhẽo do được ba mẹ nuông chiều. Nhà cũng chỉ khá giả chứ không quá giàu nên khi cho con đi du học, vợ chồng tôi tính rất kỹ. Chúng tôi không thể bán bớt đất hoặc rút tiền dành dụm cho con ra nước ngoài nên quyết định cho các cháu vào đại học trong nước, đầu tư để giỏi tiếng Anh rồi du học thạc sĩ.
Cho con đi du học là vấn đề cần tính toán rất kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng tới cả kinh tế gia đình lẫn tương lai con |
Với cậu con trai lớn, kế hoạch này khá ổn khi cháu tốt nghiệp đại học bằng giỏi. Lúc này, chúng tôi lại đứng trước hai lựa chọn: Một là cho cháu sang Hàn Quốc, theo diện học bổng giáo sư, bố mẹ sẽ không phải tốn chi phí gì. Hai là cháu sẽ sang Canada học thạc sĩ, với học bổng 50%, sau đó cố gắng theo đuổi bằng tiến sĩ. Theo hướng này, bằng cấp của con giá trị hơn, gia đình "oai" hơn nhưng mỗi năm chúng tôi phải chu cấp vài trăm triệu. Tôi hiểu con mình chỉ gọi là giỏi nhờ chăm chỉ, ngoan ngoãn, không phải xuất chúng, nên học xong cũng khó có cơ hội ở nước ngoài hay về xin được việc đẳng cấp.
Chúng tôi quyết định cho cháu sang Hàn, khoản tiền tiết kiệm được mua sẵn cho con một ngôi nhà ở Hà Nội để sau này về không quá áp lực lo cuộc sống. Khi con trai ra nước ngoài, cả nhà vẫn nơm nớp, sợ con không hòa nhập, không học được, phải bỏ về thì xấu hổ...
May mắn là cháu thích nghi khá nhanh, lại chứng kiến nhiều bạn nhà khó khăn phải vừa đi học vừa đi làm kiếm thêm, nên có động lực cố gắng.
Dù vậy, sau khi sang chưa đầy năm, con tôi khuyên bố mẹ nên bỏ luôn ý định đầu tư cho em út du học bởi "học ở nước ngoài không phải thiên đường". Con nói rằng, đã gặp rất nhiều bạn sang du học nhưng không theo kịp, bỏ dở giữa chừng mà không dám về nước vì xấu hổ. Nhiều du học sinh khác khi thoát khỏi vòng tay cha mẹ là sống phóng túng, lơ là học hành. Một số người khóa trước cháu học không tìm được việc. Bản thân con nhiều lúc cũng oải việc học, buồn chán vì cô đơn, hoang mang về tương lai...
Vợ chồng tôi lúc này phải tính lại. Quả thực, con gái út học khá yếu, tính cách cũng không mạnh mẽ, tự lập. Cháu đang học năm thứ nhất đại học về kinh tế. Nếu đi du học, cháu phải theo diện tự túc. Sức học làng nhàng, ở nơi xứ người, không ai bao bọc, liệu cháu có thể thích nghi, học kịp? Ngay cả có cố hoàn thành chương trình, điều gì đảm bảo con sẽ xin được việc tốt? Cháu là con gái, học hành xong liệu có ảnh hưởng tới cơ hội lập gia đình? Vài năm nữa, vợ chồng tôi sắp về hưu, khả năng kiếm tiền sẽ giảm đáng kể.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định không cho con đi du học. Đây cũng là điều cháu cũng mong muốn.
Trong vài năm qua, tôi đã biết rất nhiều con cái của người quen, đồng nghiệp đi du học kiểu "xôi hỏng bỏng không". Có gia đình cho con sang Anh học từ cấp 3, sau đó đến dự bị đại học rồi đại học. Sau gần chục năm, tốn hơn 7 tỷ, cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, cháu không đáp ứng được yêu cầu nhân lực cao cấp bên kia, cũng chẳng muốn về Việt Nam nên đang làm tiệm nail ở đó. Có rất nhiều cháu khác đi học về vẫn đang xin tiền cha mẹ nuôi vì chưa tìm được việc trong nước...
Tôi thấy với các gia đình trí thức, lại có chút quyền, đôi khi việc cho con đi du học là một cách đánh bóng tên tuổi bố mẹ, đảm bảo danh dự gia đình. Bản thân vợ chồng tôi cũng từng nghĩ, sẽ cho con đi du học cho sang, chẳng lẽ bố mẹ đều có bằng cấp cao, là quản lý mà con không bằng ai? Nhưng suy cho cùng, có thể tôi sẽ thấy vui sướng lúc nào đó khi được khen vài câu vì có con ở nước ngoài, nhưng tài chính không ai lo cho, mọi khó khăn cũng chỉ bản thân gánh lấy.
Như nhiều người cùng thế hệ, vợ chồng tôi từ khó khăn đi lên, may mắn được học hành và gặp cơ may thăng tiến nên có cuộc sống sung túc. Chúng tôi không quá khó khăn để ước vọng con cái phải đổi đời, cũng chẳng dư dả quá mức để sẵn sàng vung ra cho con có cơ hội thử nghiệm. Chúng tôi sợ đánh mất những gì đã tích cóp bao lâu và muốn duy trì cuộc sống nhà lầu xe hơi hiện tại, đồng thời đảm bảo con cái mình cũng được "ăn chắc mặc bền".
Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, dù đầu tư thế nào cũng phải giữ được tài sản của bố mẹ. Với số tiền định cho con đi du học, vợ chồng tôi đã mua nhà, đất ở Hà Nội và gửi tiết kiệm một khoản. Với vốn đó, các con tôi, dù sau này ra trường mới đi làm lương không cao, cũng không quá chật vật và áp lực về cuộc sống. Tôi biết khả năng của con mình, nên không thể "tất tay" hết những gì đang có để dồn vào một cuộc đầu tư quá nhiều rủi ro mang tên "du học".
Theo chuyên gia tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê (TP HCM), cho con đi du học là vấn đề cần tính toán rất kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng tới cả kinh tế gia đình lẫn tương lai con. Ngoài chuyện tâm thế của trẻ, năng lực học tập, khả năng thích nghi môi trường mới, tài chính gia đình cũng là yếu tố bố mẹ phải quan tâm, cân nhắc.
Với những người có tích lũy vừa đủ, chỉ dư giả chút, như gia đình chị Hoa, thì cần phải tính xa hơn, ở bước khi con du học trở về: Con học ngành gì, khả năng kiếm việc làm như thế nào, thu nhập có xứng đáng với chi phí đã bỏ ra?
Chuyên gia cho rằng, trong hoàn cảnh như vậy, nếu cố đi du học rồi quay về nước kiếm việc bình thường thì khoản đầu tư đó đem lại ít lợi ích so với chi phí.
Còn theo phó giáo sư Nguyễn Thị Phương Hoa, tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học, Viện Giáo dục, Đại học Tổng hợp Potsdam CHLB Đức, cho con đi du học chỉ để kiếm tấm bằng của trường Tây là khoản đầu tư chưa thực sự xứng đáng. Ngày nay, học trong nước, trẻ vẫn có thể kiếm được bằng "xịn" của nước ngoài mà không cần phải quá tốn kém, vất vả và đôi khi cả mạo hiểm như sang xứ người học. Nếu đã đi du học là phải xác định học được những cái đẹp, cái hay về văn hóa, tinh thần, ý thức sống của đất nước ấy.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
-
Vàng tăng tốc ngay tuần cận Tết, giá thế giới gần hơn đỉnh lịch sử -
Lợi nhuận trước thuế Kienlongbank lần đầu tiên vượt mốc 1.100 tỷ đồng -
OCB tăng trưởng tốt hoạt động kinh doanh lõi, lợi nhuận quý IV tăng đột phá -
SHB: Lãi trước thuế tăng 25%, đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm -
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank lãi vượt 16.700 tỷ đồng -
Vàng sắp tái lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, USD lùi về mức thấp nhất kể từ đầu năm -
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết
-
1 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
2 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
3 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
4 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/1
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết