
-
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng
-
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản
-
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Cụ thể, Nghị định này quy định về việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.
Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm. Theo đó, để thành lập công ty TNHH bảo hiểm thì ngoài các điều kiện chung theo quy định, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với tổ chức nước ngoài thì phải là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam; có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam; có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Còn đối với tổ chức Việt Nam phải là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan” -
Chính sách tài khóa năm 2025: Tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế -
Thị trường chứng khoán biến động: Giữ tiền, bắt đáy hay chờ thời? -
ĐHCĐ F88: Mục tiêu lợi nhuận tăng 50%, lên sàn UPCoM quý III/2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách