
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
![]() |
Bộ phận sản xuất axít sulfuric tại Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng. |
Cổ phần hóa tăng nhanh, nhưng vẫn chậm so với kế hoạch
Báo cáo tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cuối tuần qua cho thấy, năm 2018, cả nước có 32 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được phê duyệt phương án cổ phần hóa, Nhà nước sẽ còn giữ 58,44% tổng vốn điều lệ.
Tính đến hết năm, các bộ, địa phương bán cổ phần lần đầu (IPO) 30 doanh nghiệp, thu về hơn 24.250 tỷ đồng, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn như Tập đoàn Cao su, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí... Giá trị IPO và bán cho cổ đông chiến lược trong năm 2018 gấp 4,67 lần năm 2017 và gấp 1,4 lần năm 2016.
Về việc bàn giao các doanh nghiệp có vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tới hết năm 2018, các bộ, địa phương đã bàn giao 30/62 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng. 32 doanh nghiệp chưa bàn giao có tổng vốn nhà nước gần 7.000 tỷ đồng, thuộc 11 bộ, địa phương.
Trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương, có 2/6 nhà máy trước đây hoạt động sản xuất - kinh doanh thua lỗ, nay bước đầu có lãi. Đó là Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 1 Hải Phòng và Nhà máy Thép Việt - Trung. 4 dự án còn lại đang từng bước khắc phục khó khăn, gồm: Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Nhà máy Sản xuất đạm Ninh Bình, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - DQS.
Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo cho rằng, tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra của năm 2018. Cụ thể, còn 53 DNNN chưa được cổ phần hóa, 118 doanh nghiệp chưa được thoái vốn. Đặc biệt, TP.HCM và Hà Nội có 50 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa; các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cũng gặp vướng mắc khi liên quan tới quản lý đất đai.
Hiện cả nước vẫn còn 595 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhưng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tối đa hóa lợi ích của Nhà nước khi thoái vốn, cổ phần hóa
Đánh giá chung về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, 3 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vừa hoàn thiện pháp luật, chính sách theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, chặt chẽ, sát thực tiễn, vừa triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn tại từng doanh nghiệp. Nhờ đó, cổ phần hóa, thoái vốn đã được các bộ, địa phương và doanh nghiệp thực hiện chặt chẽ, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, góp phần hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
“Đến nay, chưa phát hiện gian lận, vi phạm lớn, mặc dù đây là lĩnh vực rất phức tạp. Bên cạnh đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập, đi vào hoạt động và tiếp nhận thành công 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không để xảy ra gián đoạn hoạt động, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN này”, Phó thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, các bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn các nghị định của Chính phủ về xác định giá trị DNNN chậm tiến độ bàn giao doanh nghiệp có vốn nhà nước về SCIC và việc thực hiện chế độ báo cáo không đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng chỉ ra rằng, việc ban hành văn bản hướng dẫn cổ phần hóa còn chậm. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp gặp vướng mắc, lúng túng trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn theo các quy định mới… Chế độ báo cáo, công khai, minh bạch cung cấp thông tin và xử lý trách nhiệm chưa được các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.
Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ, Phó thủ tướng nhấn mạnh, chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cổ phần hóa, thoái vốn, các đề án cơ cấu lại DNNN và cơ cấu lại từng doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng, đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành và địa phương quán triệt và thực hiện.
“Tinh thần hành động của Chính phủ năm 2019 yêu cầu bứt phá, thì lĩnh vực này cũng phải vậy, trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, quyết liệt, công khai, minh bạch trong thực hiện, không quá coi trọng số lượng, đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền để chậm cổ phần hóa, thoái vốn”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo.
Phó thủ tướng nêu rõ, Nghị quyết số 12-NQ/TW của Trung ương đề ra các nguyên tắc khi thoái vốn, trong đó có yêu cầu công khai, minh bạch, tối đa hóa giá trị vốn nhà nước theo thị trường, chứ không yêu cầu phải bảo toàn vốn nhà nước. Do vậy, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá thì vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt. Tránh trường hợp doanh nghiệp, dự án yếu kém có thể khắc phục để cổ phần hóa, thoái vốn được mà lại “bán non”, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.
Cổ phần hóa tăng tốc trong 3 năm qua
Giai đoạn 2016 - 2018, cả nước đã cổ phần hóa 156 doanh nghiệp, tăng 34% so với thực hiện cùng kỳ của giai đoạn 2011 - 2015, tổng quy mô vốn nhà nước được xác định lại là 204.800 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn từ năm 2016 đến nay đạt trên 210.300 tỷ đồng, gấp 2,69 lần tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của cả giai đoạn 2011 - 2015.

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025
-
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo -
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan -
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc -
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025