-
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
Người tiêu dùng cần cảnh giác với các loại bao bì nhựa dùng đựng thực phẩm |
Hiểm họa của nhựa tái chế
Hiện nay, chúng ta có thể gặp ở bất cứ đâu những sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần như cốc, dĩa, thìa, hộp xốp, túi nilon. Hàng trăm ngàn suất cơm, cốc nước mía, cà phê, trà sữa, hay cốc chè được bán ra mỗi ngày cũng là chừng ấy chiếc cốc nhựa, ống hút và túi nilon bị bỏ ngoài môi trường.
Việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa đối với người dân đang trở thành thói quen khó bỏ bởi tính tiện dụng, song ít ai quan tâm đến tác hại của nó. Theo các nhà nghiên cứu, túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khỏe con người.
Túi nilon và đồ nhựa đựng thực phẩm có 2 loại: loại thứ nhất được sản xuất từ 100% hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất, loại nhựa này không gây độc hại. Loại thứ hai cũng là loại được dùng phổ biến nhất, được tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, trong đó thậm chí có cả những loại nhựa độc hại như hộp thùng sơn, lọ đựng hóa chất tẩy rửa (nước rửa bát, tẩy bồn cầu...).
Khi túi nilon và hộp nhựa hay màng bọc thực phẩm đựng các loại cơm canh nóng ở khoảng 80 độ C, có thể khiến các chất phụ gia dễ dàng thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể.
Theo PGS-TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), người tiêu dùng rất khó phân biệt giữa túi nilon, đồ dùng được làm từ nhựa nguyên khai và túi nilon, đồ dùng được làm từ nhựa tái chế. Chính vì vậy, Nhà nước cần có quy định cụ thể về việc những hạt nhựa tái chế được dùng vào việc gì. Chẳng hạn, có thể dùng để sản xuất ghế ngồi, thùng đựng rác, sọt vận chuyển hàng hóa, các đồ dùng không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Cân nhắc sử dụng
Theo TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, để an toàn khi sử dụng thì người dân cần trang bị kiến thức cần thiết về ký hiệu các loại nhựa để cân nhắc sử dụng. Có 7 loại nhựa thường được sử dụng hiện nay, có thể phân biệt dựa vào ký hiệu được in dưới đáy vỏ chai/hộp nhựa bằng các con số từ 1 đến 7. Những loại nhựa có ký hiệu 1, 2, 4 và 5 là an toàn để đựng thực phẩm. Còn những loại nhựa có ký hiệu 3, 6, 7 nên tránh dùng để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Chẳng hạn, số 3 (nhựa PVC) là loại nhựa mềm dẻo, đa dụng, nhưng lại chứa nhiều hóa chất độc hại như phthalates (cản trở sự tăng trưởng của hormone và năng lực sinh sản)...
Lâu dài hơn, theo một số ý kiến, cơ quan quản lý cần bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa tái chế bằng các biện pháp khác nhau. Ông Nguyễn Duy Thịnh đề xuất, có thể tính đến phương án tăng thuế cho sản phẩm túi nilon, hộp nhựa dùng một lần. Giá cao thì người dùng sẽ phải tính toán hơn.
“Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là biện pháp quản lý từ khâu định hướng sản xuất để đảm bảo hài hòa nhu cầu của các bên. Các cơ quan quản lý nhà nước cần định hướng cho người dân để họ vừa đảm bảo sinh kế, vừa giúp ích cho xã hội, bảo vệ môi trường, vừa làm được các mặt hàng tiêu dùng không gây hại cho cộng đồng. Cần quy định rõ không được sử dụng hạt nhựa tái chế bẩn để làm ra các loại đồ dùng đựng thực phẩm như túi nilon, cốc nhựa, bát nhựa, ống hút”, chuyên gia này nói.
TS. Trương Hồng Sơn thì cho rằng, để giảm thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần, cần sự phối hợp từ nhiều phía, từ cơ quan chức năng cho tới người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc chọn lựa sử dụng bao bì nhựa dẻo vì có thể dùng nhầm loại không thích hợp, tái sử dụng loại dùng một lần, hoặc dùng loại chứa các dẫn chất phtalat hay BPA gây độc hại. Do vậy, tốt nhất là người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như thay thế chai nhựa bằng chai thủy tinh, ống hút nhựa bằng ống hút tre, túi nhựa bằng túi giấy…
Đặc biệt, người dân không nên sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn, bởi chúng chứa nhiều loại hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đựng thực phẩm nóng ở nhiệt độ 100 độ C, hàm lượng monostyren (một loại chất độc) trong nhựa sẽ được giải phóng, ngấm vào thức ăn, gây tổn hại nghiêm trọng cho gan và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up