-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định thu hồi 2 sản phẩm thực phẩm chứa chất cấm nguy hại. Cụ thể, sản phẩm bị thu hồi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Feo Dứa (số lô: SOLO: 04.2021, NSX: 25/11/2021, HSD: 24/11/2024) được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển, địa chỉ tại điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Ảnh minh họa. |
Cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm là Công ty TNHH thương mại dịch vụ V.I.C, địa chỉ: 52/46 ấp 4 xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Sản phẩm bị phát hiện chứa chất cấm Sibutramine (5,93 mg/g), Phenolphtalein (0,71mg/g).
Sản phẩm thứ hai là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống thảo mộc Mộc slim (số lô: SOLO: 01.2021, NSX: 17/04/2021, HSD: 16/04/2024), sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất-Y dược phẩm Vĩnh Điển, địa chỉ điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm là Công ty TNHH đầu tư và thương mại Thiên Hương, địa chỉ: số 6, ngách 70, ngõ 102 Trường Chinh, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Chất cấm phát hiện trong sản phẩm là Sibutramine (12,7mg/viên), Phenolphtalein (2,40 mg/viên)
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin và hình ảnh dưới đây, trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, Sibutramine là hoạt chất được chỉ định trong điều trị béo phì bao gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số rối loạn, đặc biệt tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch ở những người có nguy cơ cao.
Sibutramine bị FDA cấm lưu hành từ tháng 10/2010. Tại Việt Nam, Sibutramine từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, hoạt chất này bị Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu, Mỹ và một số nước khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch.
Ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược đã ngưng cấp phép nhập khẩu Sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine. Các bệnh viện, viện có sử dụng thuốc này cũng bị Cục yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Còn Phenolphtalein là một hợp chất hóa học thường được viết tắt là “Hln” hoặc “Phph” với công thức C20H14O4. Chất này tồn tại dưới dạng lỏng nhưng đậm đặc hơn nước, không mùi và trong suốt hoặc tồn tại ở dưới dạng bột màu trắng.
Phenolphthalein đã được sử dụng trong hơn một thế kỷ như thuốc nhuộm trắng, nhưng hiện nay bị gỡ bỏ khỏi danh mục các thuốc nhuộm trắng bởi vì những lo ngại về khả năng gây ung thư.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up