Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Vietin trình đề án 3.300 tỷ đồng, tham gia cuộc đua thu phí không dừng
Anh Minh - 08/04/2016 10:31
 
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ hạ tầng Vietin đã gia nhập cuộc đua thu phí không dừng khi vừa trình đề án trị giá hơn 3.000 tỷ đồng lên Bộ Giao thông vận tải.
Trạm thu phí Quảng Bình đã được Nhà đầu tư TASCO xây dựng và đưa vào vận hành
Trạm thu phí Quảng Bình đã được Nhà đầu tư TASCO xây dựng và đưa vào vận hành

Theo ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch Vietin, trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp sẽ chi khoảng 3.300 tỉ đồng để xây dựng hệ thống thu phí không dừng tại 52 trạm BOT từ miền Trung vào miền Nam và các dự án do ngân hàng Vietinbank tài trợ vốn.

Cụ thể, trong giai đoạn đầu từ đây đến năm 2018, sẽ có 38 trạm thu phí được trang bị hệ thống thu tự động với khoản kinh phí hơn 2070 tỉ đồng. Giai đoạn hai sẽ mở rộng thêm 14 trạm BOT còn lại và sẽ ngốn thêm khoảng 1.223 tỉ.

Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức Xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO). Theo đó, Viettin sẽ mua sắm thiết bị thu phí không dừng ETC theo công nghệ RFID, tiếp nhận mặt bằng và tiến hành láp đặt hệ thống trang thiết bị vào các trạm thu phí sẵn có của các nhà đầu tư ВОТ hiện đang áp dụng thu phí một dừng.

Dự kiến trong 3 năm đầu tiên, doanh thu của dự án thu phí không dừng (ETC) tại mỗi trạm thu phí được tính bằng số làn ETC tiếp nhận/tổng số làn thu phí rồi nhân với mức phí quản lý, tổ chức thu trong hợp đồng вот. 

Với cách tính này, nhà đầu tư ước thu về khoảng 3,5 tỷ đồng cho mỗi làn ETC trong những năm đầu. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 8, doanh thu dự án được tính theo tỷ lệ phí dịch vụ nhưng không vượt quá 8,0% tổng doanh thu của trạm thu phí ВОТ. Dự kiến từ năm thứ 9 đến năm thứ 13, doanh thu khoảng 9,0% trên tổng doanh thu của trạm thu phí. Mức này sẽ tăng thêm khoảng 1% từ năm thứ 14.

Trước mắt, nhà đầu tư chỉ được hưởng mức doanh thu phí dịch vụ ETC theo tỷ lệ bằng với chi phí quản lý, tổ chức thu nêu trong các hợp đồng вот.

Khi Doanh thu từ thu phí thực tế tại các trạm thu phí tăng so với hợp đồng вот thì phần chênh lệch hàng năm giữa doanh thu thực tế so với hợp đồng вот sẽ được tính toán, để bù đắp phí dịch vụ ETC hàng năm còn thiếu.

Trường hợp mức chênh lệch doanh thu thực tế tại các trạm thu phí so với hợp đồng ВОТ không đủ dề bù đắp doanh thu phí dịch vụ ETC còn thiếu, thì xem xét cho phép kéo dài thời gian thu phí của các dự án вот để bù đắp mức doanh thu thu phí dịch vụ ETC còn thiếu, đảm bảo hoàn vốn cho Nhà đầu tư Dự án thu phí không dừng (ETC) theo hình thức BOO.

Vietin cho rằng, hiện nay, trên toàn tuyến Quốc lộ cả nước có khoảng 86 trạm thu phí, trong đó 72 trạm thu phí đo Bộ GTVT là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng và 14 trạm thuộc sự quản lý của UBND các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hình thức thu phí một đừng (MTC) đã bộc lộ nhiều hạn chế, và không phù hợp với lưu lượng ngày càng gia tăng trên các trục đường Quốc lộ và cao tốc (về thời gian đáp ứng, hao tốn nhiên liệu cũng như cần nhiều nhân lực, vật lực của đơn vị vận hành, và người tham gia giao thông).

Điều đáng nói là, Vietin gia nhập cuộc đua thu phí không dừng chậm hơn một bước so với liên danh Công ty cổ phần TASCO - Công ty cổ phần VETC. 

Liên danh này là đơn vị đầu tiên được ngành giao thông cho phép thí điểm áp dụng thu phí không dừng tại quyết định cách nay gần một tháng. Tại đề án đã được duyệt, Tasco - VETC sẽ đầu tư hệ thống thu phí không dừng cho 28 trạm trong giai đoạn đầu trên quốc lộ 1 và 14 (trừ 9 trạm mà nhà đầu tư BOT vay vốn của Vietinbank) với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.500 tỉ đồng.

Được biết, hiện đã có gần một nửa nhà đầu tư BOT ký hợp đồng với TASCO. Hơn 50% còn lại đang trong quá trình chuẩn bị để ký kết hợp đồng để có cơ sở pháp lý triển khai, thực hiện các bước tiếp theo của toàn dự án.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đã yêu cầu trước 1/7/2016, cơ bản trên QL1 và QL14 phải triển khai tối thiểu một nửa số làn ETC; phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn bộ các trạm chỉ có làn ETC (vẫn có barier) và đến năm 2020 sẽ bỏ hết barier tại các trạm thu phí. Việc triển khai và vận hành hệ thống ETC tại các trạm thu phí này được Bộ GTVT lựa chọn từ Nhà đầu tư có năng lực là Công ty cổ phần TASCO.

Hiện tại, trên toàn quốc có 72 trạm thu phí, tuy nhiên hầu hết các trạm chưa triển khai làn ETC, các trạm đã triển khai hệ thống ETC lại sử dụng các công nghệ khác nhau (công nghệ DSRC sử dụng OBU và công nghệ RFID sử dụng thẻ eTag). Do đó, việc tích hợp công nghệ, kết nối và chia sẻ thông tin giữa các trạm thu phí gặp rất nhiều khó khăn.

Để giải quyết các tồn tại nêu trên, Bộ GTVT đã có kiến nghị với Chính phủ và được Thủ tướng đồng ý chủ trương cho phép Bộ GTVT triển khai các trạm ETC theo công nghệ RFID sử dụng thẻ eTag trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ trên toàn quốc nhằm thống nhất một công nghệ (RFID) và khả năng liên thông giữa các trạm.

Thứ trưởng yêu cầu Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (PPP) phối hợp với Nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư Dự án trong tháng 4/2016, riêng đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) sẽ hoàn thành các thủ tục trong tháng 5/2016; Bộ ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với Nhà đầu tư.

Đức Long Gia Lai bị đòi đền bù do đặt chưa chính xác vị trí trạm thu phí
Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai bị 1 chủ cây xăng đòi đền bù do đặt chưa chính xác vị trí Trạm thu phí Quốc lộ số 14, xã Ia Băng, huyện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư