
-
Văn Phú kể chuyện "vị nhân sinh" bằng triển lãm nghệ thuật đa giác quan
-
Cả nước có gần 560 công trình đạt chứng nhận xanh
-
Thiết kế nội thất nhà ga sân bay Long Thành hiện đại, có bản sắc, tạo ấn tượng tốt cho du khách quốc tế
-
Tận hưởng resort thu nhỏ tại nhà - Xu hướng sống mới 2024 -
Giải pháp chống nóng, “hạ nhiệt” cho nhà ở vào mùa hè -
Thiết kế nhà phố, đảm bảo an toàn khi cháy -
Phong thủy - tiêu chí quan trọng tạo nên giá trị bất động sản
![]() |
Để được mua nhà và hưởng các quyền như người trong nước, kiều bào phải chứng minh nguồn gốc Việt Nam, khâu này mất rất nhiều thời gian, đặc biệt đối với những người thất lạc khai sinh và hộ khẩu. Ảnh: Vũ Lê |
Giảng viên bất động sản thuộc Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp và Phát triển kinh tế vùng khoa kinh tế phát triển (Đại học kinh tế TP HCM), Ngô Đình Hãn nhận định, chính sách cho người Việt về nước mua nhà với các quyền như người trong nước là cú hích kích cầu tích cực. Tuy nhiên, để đầu tư bất động sản tại Việt Nam được thuận buồm xuôi gió, kiều bào cần lưu tâm khá nhiều vấn đề.
Bước một: Chuẩn bị pháp lý cá nhân hay điều kiện mua nhà tại Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài nên mang đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhân thân nếu có. Cần tìm hiểu kỹ xem mình đủ điều kiện đứng tên chủ quyền bất động sản hay không. Nên tham vấn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hỏi về điều kiện này.
Hiện nay giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt do cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Kiều bào cũng cần quan tâm đến gói tư vấn chuyên biệt của doanh nghiệp bất động sản trực tiếp bán sản phẩm cho mình. Trường hợp không thể chứng minh nguồn gốc là người Việt, có thể chọn 2 giải pháp. Một là nhờ người thân đáng tin cậy đứng tên thay với điều kiện có giấy tờ chứng minh việc đứng tên hộ. Tiền thanh toán người mua là kiều bào nên thanh toán cho người bán thông qua ngân hàng. Hai là chấp nhận mua nhà với điều kiện là người nước ngoài với quyền sở hữu 50 năm, sau đó được gia hạn thêm.
Bước hai: Chuẩn bị pháp lý của dòng tiền. Nguồn tiền mua nhà chuyển từ nước ngoài về Việt Nam cần phải theo đúng quy định của pháp luật. Kiều bào nên tham vấn lời khuyên và hướng dẫn của ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng để có sự phối hợp tốt. Nên mua bằng nguồn tiền tự có thì tính an toàn sẽ cao hơn. Hạn chế vay để tránh những biến động lãi suất. Khi thanh toán tiền, kiều bào nên thông qua ngân hàng, vì đây là cơ sở quan trọng chứng minh giao dịch.
Bước ba: Cẩn trọng với pháp lý của tài sản. Kiều bào chỉ nên mua những bất động sản có pháp lý minh bạch, có chủ quyền (sổ hồng) hoặc cam kết pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu mua nhà trong các dự án khu dân cư, căn hộ thì phải tìm hiểu kỹ về pháp lý dự án, thậm chí là xác minh uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp (chủ đầu tư) trước khi chọn mặt gửi vàng.
Bước bốn: Cân nhắc loại hình bất động sản cần đầu tư. Vì không thường xuyên ở Việt Nam và không tiện quản lý, giám sát tài sản, người Việt ở nước ngoài chỉ nên lựa chọn những bất động sản tạo ra giá trị gia tăng, có thể ở hoặc khai thác được qua hình thức cho thuê, dịch vụ… Đối với loại hình bất động sản này thì lợi tức phát sinh hàng tháng từ tiền cho thuê, bên cạnh đó còn có yếu tố gia tăng giá trị theo thời gian. Lưu ý vị trí của bất động sản đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc gia tăng giá trị suất đầu tư.
Bước năm: Tìm một đơn vị môi giới chuyên nghiệp hỗ trợ giao dịch. Vì từ môi trường nước ngoài có thị trường bất động sản phát triển minh bạch chuyển sang thị trường bất động sản mới nổi là Việt Nam, kiều bào không nên tự mua nhà theo kiểu "một mình một ngựa". Khi thực hiện giao dịch nhà đất nên thông qua bên thứ 3 là sàn giao dịch bất động sản uy tín để đảm bảo quy trình mua bán an toàn. Đơn vị môi giới có thể cung cấp cho kiều bào về tình hình chung của thị trường địa ốc, giá cả, giá trị tài sản và kỳ vọng cũng như tham vấn sơ bộ về hợp đồng mua bán, các thỏa thuận chung.
Bước sáu: Lưu ý bất động sản hình thành trong tương lai. Điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2015 quy định chủ đầu tư dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng đã ký kết.
Kiều bào nên chọn mua những dự án được các ngân hàng có tên trong danh sách bảo lãnh bán nhà đang xây do Ngân hàng Nhà nước công bố. Hiện nay có 33 ngân hàng được công bố diện này. Ngoài ra kiều bào cũng cần phải chọn những chủ đầu tư uy tín, được ngân hàng thương mại đủ điều kiện cam kết hợp tác để bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà. Doanh nghiệp nào cam kết càng mạnh, được ngân hàng uy tín bảo lãnh thì độ an toàn càng cao.
Bước bảy: Tìm người quản lý tài sản đáng tin cậy để duy tu bảo dưỡng bất động sản và kiểm soát các vấn đề phát sinh. Nếu có người thân ở Việt Nam, nên nhờ người thân quản lý trực tiếp. Nếu không có họ hàng, có thể thuê đơn vị khai thác và quản lý tài sản để đại diện khai thác và quản lý hộ. Nên duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (tốt nhất là định kỳ) để tránh tình trạng nhanh xuống cấp vì ít được quan tâm.
Bước tám: Cần liên hệ một luật sư chuyên ngành tư vấn pháp lý từ xa. Luật sư sẽ hỗ trợ người Việt ở nước ngoài từ khâu soạn thảo hợp đồng, thương lượng thêm bớt các điều khoản (nếu cần thiết) với chủ đầu tư. Nếu có nhu cầu cho thuê cũng cần một hợp đồng cho thuê chặt chẽ, đúng luật. Trường hợp muốn bán tài sản trong nước, người Việt ở nước ngoài cần được luật sư tư vấn các quyền và nghĩa vụ tài chính cụ thể.
-
Quảng Trị đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030 hơn 29 nghìn căn
-
Động lực nào giúp Hùng Thắng trở thành trung tâm mới phía Tây Hạ Long?
-
Chuyên gia: “Thị trường càng biến động, bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực càng được quan tâm”
-
Eurowindow River Park tung chính sách hấp dẫn đáp ứng nhu cầu ở thực cuối năm
-
Đã mắt với thiết kế căn hộ “nhỏ mà có võ” tại Imperia Smart City -
Hai doanh nghiệp đề xuất dự án khu đô thị tại TP. Đông Hà, Quảng Trị -
Quảng Bình có 12 dự án đủ điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân -
Ninh Thuận chú trọng phát triển nhà ở xã hội -
Phú Yên lập Đồ án Khu đô thị cao cấp Nam cầu Hùng Vương -
Kon Tum xây dựng bảng giá đất không sát giá thị trường -
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế
-
1 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
2 Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
3 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
-
4 “Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ
-
5 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Hisense giúp người hâm mộ "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045