Câu chuyện thành công của Hyundai tại Hàn Quốc ba thập kỷ trước trở thành minh chứng đáng suy ngẫm về vai trò chủ động của Nhà nước trong bảo vệ, đồng hành cùng các doanh nghiệp chiến lược nhằm kiến tạo năng lực cạnh tranh quốc gia lâu dài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, việc các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam vươn ra quốc tế không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, con đường ra “biển lớn” cũng đầy thách thức khó khăn.
Sau hơn 2 năm sở hữu Xi măng Holcim (nay là Insee), Tập đoàn Siam City Cement (SCCC), nhà sản xuất xi măng lớn thứ 2 Thái Lan, đang tính chuyện đầu tư mở rộng, nâng công suất và nhắm tới thị trường chiến lược tại khu vực phía Nam.
Để hiệp hội doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công là một trong những cách để cơ quan nhà nước tập trung vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS, mã: SGN) dự kiến phát hành hơn 9,5 triệu cổ phiếu (tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 95,9 tỷ đồng) để trả cổ tức năm 2018, với tỷ lệ 40% bằng cổ phiếu và 30% bằng tiền mặt.
Tối 13/5, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức kỷ niệm 2 năm ra mắt phiên bản điện tử trang tin nhadautu.vn. Cùng dịp này, cuốn sách “Nâng cánh thương hiệu Việt” cũng chính thức được giới thiệu tới độc giả.
Chiến lược biển Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi biển đạt 270.000 ha, sản lượng nuôi biển đạt 750.000 tấn, giá trị xuất khẩu sản phẩm nuôi biển đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Năm ngoái, mảng xi măng-vật liệu xây dựng tại Việt Nam mang về cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG-Thái Lan) khoảng 4.000 tỷ đồng. Tại khu vực miền Trung, SCG đã nắm 16% thị phần thông qua nhà máy Sông Gianh sau 2 năm giành quyền kiểm soát và cũng vừa bắt đầu đánh chiếm vào phân khúc cao cấp với biểu tượng “con voi trong khối lục giác”.
“Make in Vietnam” đang “gây sóng” trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ khi được xác định là một chiến lược mới để đưa Việt Nam “hóa rồng”. Sau sự hứng khởi ban đầu, các doanh nghiệp cho rằng, muốn thực hiện được chiến lược này, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần tới “bàn tay” của Chính phủ.
Mặc dù phải hơn 1 năm nữa World Expo mới chính thức diễn ra tại Dubai, song hãng hàng không Emirates đã bắt đầu xây dựng gian hàng của mình, với mong muốn kể những câu chuyện đáng kinh ngạc về ngành hàng không thương mại trong tương lai.
TS. Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với đối tác Trung Quốc phải thực hiện bằng hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế để tránh rủi ro.