
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
Làm khác không để truyền thông
Hơn 200 khách và 70 cơ quan báo chí đã có mặt tại Hội thảo quốc tế Công trình xanh cho nhà ở giá thấp và trung bình vừa diễn ra vào cuối tuần trước tại Hà Nội. Không có gì đáng nói nếu như Capital House (Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô) xuất hiện song hành với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trên backdrop ở vai trò tổ chức. Thực ra ai cũng biết, Capital House là vai chính trong sự kiện này.
Trong giới kinh doanh bất động sản, Capital House không phải là tên tuổi xuất sắc, nhưng “nhân vật phụ” này đang nổi lên khá nhanh, với những góc cạnh được cho là khác biệt. Hồi đầu năm, đó là sự ra mắt thành công của các dự án nhà ở “giá rẻ chơi sang” Eco Home - dòng sản phẩm bình dân với những tiện ích xanh kiểu mới. Còn giờ là tham gia vào các diễn đàn phổ biến, nâng cao nhận thức về kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng.
![]() |
Công trình xanh cũng là xu thế tất yếu mà loài người phải hướng đến trong quá trình phát triển thân thiện với môi trường. |
“Trong kinh doanh, cố tỏ ra khác biệt không phải là một lựa chọn thông minh. Chúng tôi làm vì kinh doanh là phải bám theo xu thế chung của thế giới. Mà xu thế thì không thể chơi một mình”, ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Capital House không né tránh khi được hỏi phải chăng Hội thảo này là thủ pháp truyền thông mới của Công ty.
Công trình xanh cũng là xu thế tất yếu mà loài người phải hướng đến trong quá trình phát triển thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Tại Đan Mạch, đây là tiêu chí pháp lệnh. Còn Singapore hay Malaysia, các tiêu chí xanh đã trở thành mục tiêu phải có để tiếp cận với khách hàng.
Ở Việt Nam, xu thế này mới bắt đầu. Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đây là sự thể hiện của những dự án dành cho người nhiều tiền, thích đẳng cấp, chứ không phải là số đông. Tất nhiên người chi trả cho các chi phí đầu tư này là người mua nhà, thông qua mức giá bán..
“Giả sử cuộc chơi nhà rẻ mà xanh này chỉ có chúng tôi, chắc chỉ hai năm nữa chúng tôi cũng đầu hàng. Trong phân khúc nhà ở trung bình, nếu một mình một chợ, chúng tôi sẽ gánh toàn bộ chi phí đắt đỏ, không thể cạnh tranh được”, ông Trung chia sẻ.
Không đâu xa, chính Capital House khi quyết định đầu tư một vài tiêu chí xanh đơn giản cho Eco Home cũng đã phải chấp nhận “cắt vào thịt mình”. Tổng giám đốc Đỗ Đức Đạt tiết lộ, với những giải pháp công trình xanh mà Công ty áp dụng tại dự án EcoHome làm tăng chi phí đầu tư 3%.
“Dự án Eco Home 1 có hệ thống pin mặt trời làm tăng chi phí đầu tư 3,7 tỷ đồng, tăng chi phí so với thông thường 3,98 triệu đồng/hộ; Dự án EcoHome 2 phụ trội 8,37 triệu đồng/hộ khi đầu tư pin năng lượng mặt trời trong tổng mức tăng 8,2 tỷ đồng”, ông Đạt phân tích.
Đương nhiên, người được lợi là người mua nhà, vì không phải trả thêm tiền do việc tăng chi phí, nhưng họ được hưởng lợi giảm tiền điện chiếu sáng khu vực công cộng trong quá trình vận hành tòa nhà.
“Cũng nhiều người nghi ngờ cách làm của chúng tôi. Đúng là những dự án đầu mới chỉ áp dụng được một vài tiêu chí, chưa thể như mong muốn. Nhưng cũng như cuộc truyền thông với mũ bảo hiểm vài năm trước, mọi việc sẽ trở thành tất yếu khi mọi người thấy đó là nhu cầu thiết thân. Sống thân thiện với môi trường, sống tiết kiệm cũng vậy. Đây là lý do chúng tôi không ngại đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền và vận động chính sách cho công trình xanh trong phân khúc nhà giá rẻ”, ông Đạt chia sẻ quan điểm kinh doanh.
Cuộc đua chia sẻ
Suốt từ giữa năm ngoái, ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Capella gần như không có lịch trống. Thoắt cái thấy ông đang dự cuộc chia sẻ thông tin với cộng đồng khởi nghiệp ở TP.HCM: chốc lại thấy ông trong danh sách ban giám khảo của cuộc thi khởi nghiệp cả trực tuyến lẫn thực tế. Mới nhất, cuối tuần trước, ông có tên trong ban giám khảo Cuộc thi chung kết khởi nghiệp I-Startup tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội).
Nhưng khác với những năm trước, sự xuất hiện của ông Vương trong các sự kiện này không chỉ dừng lại ở truyền bá kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức.“Chúng tôi sẵn sàng đầu tư cho các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, khả thi của những người thực sự coi kinh doanh là một công việc nghiêm túc”, ông Trần Anh Vương chia sẻ.
Nghe đâu, Cappella đang cùng với một số tên tuổi lớn xây dựng sân chơi mới cho khởi nghiệp Việt Nam - nơi mà đích đến của cả người khởi nghiệp và ban giám khảo không phải là những tiếng vỗ tay chúc mừng, mà là lợi nhuận thu được từ việc đầu tư thành công vào các ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Kế hoạch này đồng nghĩa với tham vọng mà ông Vương đang nhắm tới, đó là dung dưỡng các ý tưởng và các doanh nhân khởi nghiệp.
“Nhiều người trẻ có những ý tưởng sáng tạo, mạnh bạo khiến chúng tôi bất ngờ. Nhưng họ thiếu sự hậu thuẫn, trợ giúp về chính sách, về nguồn vốn và cả những kinh nghiệm thất bại. Chúng tôi có các yếu tố này. Nếu kết hợp được thì thực sự tuyệt vời”, ông Vương hào hứng với kế hoạch mới.
Thực ra, với giới start-up, ông Vương của Capella khá mới mẻ, nhưng trong giới doanh nhân, Vương “Bắc Việt” lại là cái tên “rất cũ”. Ông còn “nổi tiếng” hơn khi đầu năm ngoái, Thép Bắc Việt ghi được hai dấu ấn trái ngược. Đó là buộc phải rời sàn do 3 năm kinh doanh thua lỗ liên tục, đồng thời lại trở thành một trong 5 nhà cung cấp nội địa tốt nhất được Samsung ghi nhận.
Tất nhiên, không dễ vượt của cú vấp mà ông Vương đã lui vào phía sau tới mấy năm trước khi tái xuất trong vai “người chia sẻ kiến thức”.
“Tôi đã từng suýt bỏ mình vì lơ là xu thế dịch chuyển của thế giới. Bây giờ thì ngấm rồi, nhưng tôi muốn chia sẻ để cùng các doanh nghiệp nương theo những con sóng đang đổ tới. Nhiều doanh nhân đi trước đã giúp tôi điều này khi tôi gặp khó. Hiện tại, tôi muốn tiếp tục con đường chia sẻ này”, ông Vương tâm sự.

-
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Asia Gate Travel: Người hóa giải những nhiệm vụ bất khả thi
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Doanh nhân Phạm Thị Kiều Oanh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Rueco: Làm nông nghiệp bằng sự tử tế
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 -
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế