-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Quá trình cổ phần hóa DNNN được thực hiện từ năm 1992 đến nay đã 23 năm. Hiện tại, công việc này đang bước vào giai đoạn cuối. Vậy liệu có quá muộn với đề xuất xây dựng một bộ luật về cổ phần hóa DNNN không, thưa ông?
Việc này lẽ ra phải tiến hành từ lâu, vì cổ phần hóa DNNN là vấn đề lớn, không chỉ làm thay đổi sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, mà còn thay đổi vị trí của kinh tế nhà nước trong phạm vi ngành và nền kinh tế. Do vậy, dù muộn cũng vẫn nên làm.
Đối với một số nước, như Thụy Điển, Phần Lan, việc tăng, giảm vốn nhà nước vượt quá hoặc thấp dưới tỷ lệ tối thiểu do Quốc hội quy định và phê chuẩn. Có nước ban hành đạo luật tạo khung khổ chung cho các hoạt động tư nhân hóa, quy định quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện tư nhân hóa DNNN, như Pháp.
Ở nước ta trong hơn 20 năm qua, cổ phần hóa chỉ thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật (nghị định, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của các bộ, ngành), chứ chưa có đạo luật quy định khung hay quy định chi tiết về cổ phần hóa DNNN.
Trong khi đó, việc đầu tư, sử dụng vốn thành lập, tổ chức, quản lý DNNN hay doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được quy định trong một số luật ban hành. Cụ thể, việc đầu tư, sử dụng vốn nhà nước đã được chế định trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp...
Nhưng việc cổ phần hóa hay thoái vốn nhà nước - những hoạt động thoái đầu tư cần xử lý nhiều vấn đề, liên quan đến vốn, tài sản, cán bộ quản lý, người lao động…, đối diện với những rủi ro, thất thoát vốn, tài sản nhà nước, có thể ảnh hưởng đến khu vực kinh tế nhà nước, ngành, lĩnh vực chiến lược… thì lại chưa có luật quy định. Đây có thể coi là một nghịch lý.
Thưa ông, thông thường phải mất vài năm mới hoàn tất việc xây dựng một văn bản luật. Trong khi đó, có thể coi các hoạt động cổ phần hóa DNNN như những dự án công, nên áp dụng theo pháp luật về đầu tư công?
Có hai điểm cần trao đổi.
Thứ nhất, cổ phần hóa không phải chỉ để chuyển DNNN thành công ty cổ phần, kết thúc ở việc đăng ký là doanh nghiệp cổ phần. Cổ phần hóa là một quá trình, gồm cả giai đoạn thoái vốn nhà nước, cải thiện quản trị doanh nghiệp…
Trong khi đó, với nguyên tắc tài sản của DNNN là tài sản công, nên cần có những nguyên tắc giám sát chặt chẽ như chương trình, dự án công. Đơn cử, thoái vốn nhà nước trong doanh nghiệp đã cổ phần hóa, tức là điều chỉnh vốn điều lệ, điều chỉnh vốn chủ sở hữu nhà nước - thuộc quyền của cổ đông nhà nước. Ở nhiều quốc gia, quyền này thuộc về Nghị viện, Quốc hội và được quy định chặt chẽ. Ví dụ, Thụy Điển quy định việc mua bán cổ phần của doanh nghiệp mà Chính phủ sở hữu trên 50% cổ phần biểu quyết thì phải được Quốc hội phê chuẩn.
Việt Nam chưa có các tiêu chí tương tự và điều này là rủi ro trong việc giám sát vốn nhà nước trong các doanh nghiệp khi mà tới đây, số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giảm nhiều, thay vào đó là doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối.
Thứ hai, không phải dừng các công việc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN hiện tại để làm luật, mà mọi việc được thực hiện song song.
Giả thiết đề xuất này được chấp thuận, theo ông, cần thời gian bao lâu để luật này có thể phát huy hiệu quả?
Đến năm 2016 có thể được áp dụng, phục vụ giai đoạn cổ phần hóa sau năm 2016.
Nhưng nhìn vào kế hoạch cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN thời gian sau năm 2015, có thể thấy, đa phần là những doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp quan trọng, doanh nghiệp trong các ngành đặc thù liên quan đến đất đai như nông - lâm trường, an ninh, quốc phòng.
Với các doanh nghiệp này, tài sản của doanh nghiệp không đơn thuần là bất động sản, là đất đai…, mà còn là tài nguyên, tài sản của đất nước. Vì vậy, việc ban hành luật về cổ phần hóa DNNN là cần thiết để tạo nền tảng pháp lý cao hơn, vững chắc hơn.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025