Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Những miếng ghép hoàn hảo của Liên danh Hoa Lư tại sân bay Long Thành
Anh Minh - 09/07/2023 11:49
 
Năng lực, kinh nghiệm phong phú về thi công cơ điện và các thiết bị hàng không của Powerline Engineering Public Company sẽ giúp liên danh Hoa Lư có thêm cơ hội tại Gói thầu thi công nhà ga, sân bay Long Thành.
Phối cảnh nhà ga hành khách sân bay Long Thành.
Phối cảnh nhà ga hành khách sân bay Long Thành.

“Chúng tôi chọn các thành viên liên danh để tham gia đấu thầu Gói thầu 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, Cảng hàng không quốc tế Long Thành dựa trên thực lực và kinh nghiệm thi công thực tế, đã được kiểm chứng qua các dự án, công trình cụ thể vừa được hoàn thành, có chất lượng và tiến độ tốt chứ không dựa trên danh tiếng, tên tuổi để làm đẹp hồ sơ dự thầu. Mỗi nhà thầu phải là một mảnh ghép hoàn hảo vừa phát huy tinh hoa của từng đơn vị vừa bổ sung, tôn được thế mạnh của toàn bộ liên danh”, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Coteccons Group - đơn vị đứng đầu liên danh Hoa Lư khẳng định.

Các thành viên trong liên danh Hoa Lư gồm: Công ty cổ phần Coteccons - Công ty TNHH Đầu tư UNICONS - Tổng công ty Thành An - Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng DELTA - Công ty Xây dựng Central - Công ty Xây dựng An Phong - Công ty Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - Công ty Powerline Engineering Public Company.

Đây là một trong ba liên danh đã nộp hồ sơ dự thầu Gói thầu số 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, Dự án thành phần 3, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.

Trong ba liên danh này đều có sự xuất hiện của các thành viên ngoại, nhưng Hoa Lư là liên danh duy nhất do một doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu liên danh.

Theo ông Bolat Duisenov, Coteccons đã có gần 1 năm chuẩn bị rất nghiêm túc cho Gói thầu số 5.10, một trong những thử thách lớn nhất từ trước đến nay đối với các nhà thầu xây dựng Việt Nam cả về quy mô (35.233 tỷ đồng) và kỹ thuật, trong đó từng thành viên liên danh được lựa chọn vào đội hình đều dựa trên sở trường cho từng hạng mục kỹ thuật của Gói thầu số 5.10.

Ngoài các thành viên trong nước, trong đó có nhiều đơn vị nằm trong top 10, thậm chí là top 3 nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam thì Powerline Engineering Public Company là trường hợp nhận được nhiều chú ý.

Đây là đơn vị tổng thầu xây dựng hàng đầu Thái Lan, riêng về cơ điện thì đứng vị trí số 1. Đơn vị này từng thi công phần cơ điện tại Tòa nhà Quốc hội mới của Thái Lan có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD; Nhà máy Tổ chức Dược phẩm Chính phủ; Tòa nhà Diễn đàn với tổng diện tích 37.009 m2 cho Dự án One Bangkok.

Đặc biệt, Powerline Engineering Public Company cũng vừa thi công xong phần cơ điện và thiết bị chuyên ngành hàng không cho nhà ga mới có công suất 25 triệu hành khách/năm tại Cảng hàng không quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan trong vòng 36 tháng. Tất cả các thiết bị cơ điện tại Dự án này đều được Powerline Engineering Public Company đặt hàng từ các quốc gia G7. Powerline Engineering Public Company cũng đã trúng thầu hàng loạt các dự án khách sạn và công trình phức hợp tại Dubai và Qatar.

“Chúng tôi có nhiều điểm chung về văn hóa và tư duy tiếp cận với phần lớn các đối tác trong liên danh Hoa Lư. Powerline Engineering Public Company vừa thi công xong nhà ga mới Cảng hàng không quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan nên còn giữ nguyên bộ máy điều hành công trình cũng như các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, khoảng cách gần gũi giữa Thái Lan và Dự án sân bay Long Thành chỉ khoảng 1 giờ bay cũng là điểm thuận lợi để Powerline Engineering Public Company quyết định tham gia Dự án”, ông Swake Srisuchart hiện là Chủ tịch Ủy ban Điều hành & Giám đốc tại Power Line Engineering nói.

Ngoài việc thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cho nhà ga mới của sân bay Suvarnabhumi có công suất tương đương với Nhà ga hành khách, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Powerline Engineering Public Company còn hoàn thành một thử thách rất khó là kết nối hài hòa 2 hệ thống vận hành của nhà ga cũ và nhà ga mới có thời gian xây dựng cách nhau tới 20 năm.

“Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ năng lực của Powerline Engineering Public Company trước khi đưa ra quyết định mời tham gia liên danh. Họ vừa hoàn thành phần nhà ga mới sân bay Suvarnabhumi nên chắc chắn có đủ năng lực, kinh nghiệm trong đặt hàng thiết bị, lắp đặt phần cơ điện và thiết bị kỹ thuật chuyên ngành hàng không. Đó là thứ chúng tôi cần ở Powerline Engineering Public Company”, ông Trần Quang Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Central cho biết.

Theo ông Trần Quang Tuấn, 2 đường găng quyết định tới tiến độ Gói thầu số 5.10 là thi công kết cấu thép với hơn 45.000 tấn, trong đó kết cấu thép phần sảnh chính đều cao trên 25m và phần thi công cơ điện, thiết bị hàng không. Điều này đòi hỏi các liên danh phải có năng lực tài chính vững vàng; biện pháp tổ chức thi công tối ưu và nhất là công tác quản trị rủi ro.

Tất cả những điều này, liên danh Hoa Lư đều đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó có việc tự thuê 2 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới về thi công công trình hàng không của Pháp và Nhật Bản tham gia tư vấn, điều hành công trình.

Ông Trần Quang Tuấn cho biết, trong trường hợp được ACV tin tưởng trao quyền thi công Gói thầu số 5.10, chúng tôi sẽ hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị trong vòng 36 tháng. 3 tháng còn lại sẽ được liên danh vận hành thử, chỉnh sửa hoàn thiện để khi bàn giao cho chủ đầu tư công trình có chất lượng hoàn hảo, đưa vào vận hành ngay để đáp ứng nhu cầu giao thông đang rất bức bối tại Tân Sơn Nhất.

CEO Công ty Xây dựng Central cho biết, nhiều thành viên trong liên danh Hoa Lư đã tham gia thi công thành công tòa tháp Landmark 81 nên năng lực, kinh nghiệm đều đã được kiểm chứng bằng thực tế. Nhân đây, CEO Công ty Xây dựng Central cũng xin được một lần nữa cảm ơn tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup đã vượt qua sự nghi ngại để tin tưởng trao cho nhà thầu Việt cơ hội chinh phục đỉnh cao trong ngành xây dựng. Chính thành công của Dự án Landmark 81 thay đổi cách nhìn của thế giới đối với năng lực thi công của nhà thầu xây dựng Việt Nam, góp phần nâng cao tầm vóc của doanh nghiệp dân tộc.

“Tôi cho rằng nếu Gói thầu số 5.10 - một đỉnh cao mới của ngành xây dựng được Chính phủ trao cho nhà thầu Việt Nam thì sẽ còn tạo ra bước đột phá lớn hơn trong hành trình hướng ra thị trường xây dựng thế giới. Không chỉ các doanh nghiệp Việt trong liên danh Hoa Lư mà tất cả các nhà thầu Việt Nam đang dự thầu tại Gói thầu số 5.10 đều có chung khát khao hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng. Đây chính là đóng góp thiết thực nhất của các doanh nghiệp Việt Nam cho đất nước”, ông Trần Quang Tuấn nhấn mạnh.

Lựa chọn nhà thầu cho "siêu" gói thầu nhà ga sân bay Long Thành đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lựa chọn nhà thầu và thực hiện gói thầu 5.10 thuộc Dự án thành phần 3, Dự án Cảng hàng không quốc tế...
Bình luận bài viết này
  • Nguyễn Anh Tuấn 14:02 | 18-07-2023
    1. Lợi thế lớn nhất của LD nhà thầu nội là bắt tay ngay công việc. Nhà thầu nước ngoài phải mất 6 tháng mới làm quen với nhà cung cấp, nhà thầu phụ và môi trường địa phương. 2. Công trình vốn công, vốn 100% nhà nước nên nhà thầu NN không thể bắt nhịp được. Cần sự nhất quán và xuyên suốt. Nên 1 LD chỉ có thể phát huy được hiệu quả mạnh mẽ khi The Unity là tiêu chí đưa lên hàng đầu.
  • Nguyễn Thành Tín 15:35 | 12-07-2023
    Vì sao nói người Việt nên dùng hàng Việt, vì sao sân bay Long Thành nên do Liên danh (LD) Hoa Lư xây dựng? 1. Vì LD Hoa Lư tập hợp các Nhà thầu thuộc Top ở Việt Nam, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nên đã quen với cách làm việc, với thói quen, với văn hóa nhà cung cấp Việt, nhà thầu phụ Việt, môi trường địa phương Việt. Tránh trường hợp lạ nước lạ cái. 2. Công trình vốn công, vốn 100% nhà nước nên nhà thầu nước ngoài rất khó bắt nhịp được. Nhịp độ tài chính cần sự xuyên suốt, nhất quán. Sự nhất quán là điều quan trọng và tiêu chí hàng đầu. 3. Sự xuất hiện của Công ty Powerline Engineering Public Company trong LD là một điểm quan trọng cần kể đến.
  • Thanh Trần 16:20 | 11-07-2023
    Trong thể thao, những Vận động viên hiểu được giá trị, yêu quý, trân trọng “màu cờ sắc áo”, “tinh thần dân tộc” là những vận động viên quyết tâm nhất, kiên trì nhất, khó bị đánh bại nhất!
  • QUA 10:48 | 11-07-2023
    LD các tổng thầu lớn trong nước VTTB + nguồn nhân lực luôn luôn sẵn sàng chắc chắn sẽ thành công
  • NBN 10:45 | 11-07-2023
    Công trình 100% vốn Nhà nước cũng từ thuế của người dân đóng góp vì vậy hay chọn liên danh nội để đúng nghĩa tiền của dân đóng góp quay lại phục vụ việc phát triển kinh tế đất nước tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, các mặt hàng sản xuất trong nước được cung cấp tại dự án. Thiết nghĩ nếu Liên danh nước ngoài trúng thầu họ lại đưa con người và vật tư thiết bị đất nước họ sang chỉ đạo những kỹ sư, công nhân Việt vậy chúng ta mãi làm thuê nước ngoài trên chính mảnh đất quê hương, trên chính tiền thuế người dân đóng góp thì đúng là nghịch cảnh.
  • Quoc Chi 00:16 | 11-07-2023
    Với những nhà thầu đã từng thi công dự án đỉnh như Landmark81, và giờ đây lại liên minh thì ta nói nó đỉnh của chop, Việt Nam cần lắm nhiều liên minh huyền thoại như này. Sự gắn kết mạnh mẽ và bền vững, không chỉ trong lĩnh vực xây dựng và cả tính dân tộc.TUYỆT VỜI
  • Dan 23:23 | 10-07-2023
    Liên minh này thực sự chất lượng không còn gì phải bàn cãi, " Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đều hội tụ đủ. Tôi bình chọn cho Hoa Lư.
  • Hoàng Minh Đạt 19:20 | 10-07-2023
    Sân bay Long Thành không chỉ là một siêu dự án,mà còn minh chứng cho việc các Tổng thầu Việt Nam cũng có đủ năng lực và tâm huyết để thực hiện những công trình thế kỷ như thế này, chứ không chỉ mỗi NT nước ngoài. Ủng hộ Nhà thầu Việt vươn tầm thế giới
  • Viet Tung 17:09 | 10-07-2023
    1. Với các liên danh Nhà thầu nội họ có nhiều lợi thế hơn, nguồn nhân lực chủ động, họ đã quen với môi trường Việt Nam và sẵn sàng bắt tay vào làm ngay. Nhà thầu ngoại chắc phải chờ thủ tục, pháp lý di chuyển,.... Tính như vậy không biết bao giờ làm. 2. Đặc thù công trình vốn công, vốn 100% nhà nước Nhà thầu ngoại khó bắt nhịp kịp. NGẪM về những gói thầu "khủng" đang được thực hiện bởi nước ngoài: - Đường sắt Cát Linh Hà Đông khởi công từ năm 2011, dự kiến hoạt động 2015 nhưng thực tế 2021 mới khánh thành đến nay năm 2023 vẫn chưa dứt điểm gói thầu. - Đường sắt trên cao HCM: Khởi công từ 2012, dự kiến khánh thành 2018 NHƯNG đến nay không ai biết bao giờ có thể hoạt động. Dân chúng em lại chờ,... NHỚ LẠI, năm 2014 khi vị tỷ phú Vingroup quyết định giao cho Nhà thầu nội COTECCONS dự án Landmark 81. Để sau đó 4 năm chúng ta có được tòa nhà chất lượng với chiều cao số 1 Việt Nam và top 20 thế giới. Thật tự hào những gì người Việt đang đã và sẽ làm. Quay lại liên danh Hoa Lư, cá nhân tôi đánh giá họ là 1 liên danh rất mạnh tập hợp những ông lớn trong ngành XD VN hiện tại với những Coteccons, Centralcons, Delta... đi kèm là Nhà thầu ngoại Power Line Engineering Public (đã hoàn thành hệ thống MEP 404 triệu đô la sân bay vệ tinh Bangkok). Hi vọng với tinh thần tự tôn dân tộc, góc nhìn từ những thứ đã qua. CĐT ACV có những quyết định chọn thầu phù hợp..... Thân!
  • Ngo Huyen 15:15 | 10-07-2023
    Mong chờ thêm một siêu phẩm nữa do người Việt làm. LD Hoa Lư mạnh như vậy, lại sân nhà, có thế vào việc bất cứ lúc nào và nắm rõ mọi thứ về địa phương thì tiến độ này hoàn toàn có thể đạt được. Vô cùng mong chờ kết quả.
Xem thêm trên Báo Đầu Tư