
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
![]() |
Bà Đinh Thị Xuân Lan, Phó Giám đốc Công ty Nội thất Kenli sẽ đóng vai trò CEO trong tình huống tuần này |
Theo Hãng tin Bloomberg, sự bùng nổ dữ liệu, cộng với sức ép của các nhà đầu tư được cho là những động lực lớn thúc đẩy xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành công nghệ thế giới tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Một số thương vụ M&A nổi tiếng trên thế giới trong thời gian qua cho thấy, thâu tóm và sáp nhập không phải là cách triệt hạ nhau, mà là cách để “nương nhau cùng vượt lũ” trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường.
Trong bối cảnh biến động mạnh trên thị trường công nghệ toàn cầu, Việt Nam cũng góp vài thương vụ dù ở quy mô nhỏ. Điển hình trong năm 2013, FPT đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn RWE về việc mua lại Công ty RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn RWE). Theo thỏa thuận này, RWE IT Slovakia sẽ trở thành công ty 100% vốn của FPT Software tại châu Âu và được đổi tên thành FPT Slovakia. Đây là thương vụ M&A đầu tiên tại thị trường nước ngoài của FPT nói riêng và lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam nói chung.
Mới đây, một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm, vừa kinh doanh phần cứng tại Hà Nội đã quyết định bán toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh phần mềm (nhân sự, tài sản…) cho một doanh nghiệp cùng ngành nước ngoài. Việc đàm phán và ký kết đã xong và hai bên đang tiến hành các thủ tục chuyển giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sáp nhập đã nảy sinh một vấn đề nan giải.
Toàn bộ nhân viên của bộ phận doanh nghiệp được bán đi (mảng phần mềm) yêu cầu công ty phải ký cam kết không được đuổi việc họ trong vòng 5 năm tới, nếu không họ sẽ không hợp tác để tiến hành sáp nhập. Các nhân viên còn yêu cầu công ty cho biết tính chất công việc của họ sau khi làm việc trong công ty mới như thế nào. Mức lương và lộ trình tăng lương ra sao. Một số nhân sự chủ chốt còn yêu cầu công ty trả cho họ một phần tiền vì những năm tháng mà họ đã cống hiến và làm việc cho công ty này. Trước tình hình này, CEO đã có cuộc trao đổi với đại diện của các cán bộ nhân viên công ty.
Theo CEO, công ty đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường do chuẩn bị hội nhập. Để bảo đảm sự sống của doanh nghiệp, công ty đã phải bán đi mảng sản xuất - kinh doanh phần mềm này. Đây là một bước đi trọng yếu để bảo đảm sự tồn tại cho cả doanh nghiệp và người lao động.
“Những yêu cầu của người lao động đưa ra là quá sức đối với công ty. Bởi sau sáp nhập, công ty sẽ vận hành theo một cơ chế mới. Do đó, năng lực của ai đến đâu được hưởng đến đó, còn nếu năng lực yếu hoặc không phù hợp thì phải chấp nhận hưởng ít hoặc bị loại”, CEO nói.
Tuy nhiên, đại diện người lao động và công đoàn lại cho hay, toàn bộ cán bộ, nhân viên đã hợp sức và quyết tâm đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng, nếu không họ sẽ nghỉ việc.
Sau một tuần bàn bạc căng thẳng, CEO và đại diện người lao động, công đoàn vẫn không tìm được tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn phát sinh trong thương vụ M&A này.
Thông thường, nhiệm vụ mà hai bên cần làm sau mỗi thương vụ M&A để phục vụ tốt nhất cho kế hoạch tăng trưởng gồm: nguồn lực về tài chính, phi tài chính như mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực cho giai đoạn hậu sáp nhập để tránh tình trạng đem con bỏ chợ, gây tâm lý hoang mang cho nhân viên.
Nhiều chuyên gia cho rằng, CEO cần công bằng cử ra một nhóm dự án M&A, bao gồm cả bên bán và bên mua để đánh giá năng lực nhân sự của cả hai.
Tuy nhiên, với chừng ấy yếu tố vẫn chưa đủ để CEO tự tin đưa ra quyết định cuối cùng. CEO đã tìm đến hai chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ là ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, nguyên Giám đốc chiến lược Tập đoàn FPT và ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam để nhờ tư vấn vào cuối tuần này.

-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu -
Doanh nghiệp có thể tự công bố giá xăng dầu -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây