-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
- Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đến
- Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 3: Phòng bệnh bằng vắc-xin: Xóa nỗi lo nghèo hóa
- Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 4: Làm chủ công nghệ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin
Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay, cả triệu người, nhất là trẻ em vẫn phải đối diện với hàng loạt căn bệnh quái ác, nguy cơ tử vong cao bởi thiếu vắc-xin bảo vệ.
Theo giới chuyên gia, chỉ khi chú trọng đầu tư nhân lực, vật lực, kinh phí cho nghiên cứu, sản xuất và tiêm vắc-xin, đồng thời bản thân người dân nhận thức đúng về hiệu quả của vắc-xin, thì mới tạo ra được “lá chắn thép”, giúp mỗi cá nhân tránh khỏi gánh nặng bệnh tật, góp phần dựng xây một dân tộc khỏe mạnh về thể chất, phát triển về trí tuệ, đảm bảo tương lai hạnh phúc.
Nỗ lực bảo đảm an toàn công tác tiêm chủng
Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Bộ Y tế đang nỗ lực hết sức để người dân tiếp cận ngày càng nhiều loại vắc-xin chất lượng.
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) |
Cụ thể, trong lộ trình đặt ra, Bộ Y tế sẽ triển khai kế hoạch sử dụng vắc-xin mới, như vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh do phế cầu, vắc-xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV và xem xét báo cáo Chính phủ bổ sung thêm các loại vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm khác để có thêm cơ hội phòng bệnh cho người dân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tăng cường giám sát quy trình tiêm chủng an toàn ở cả Trung ương và địa phương; chấn chỉnh lại hệ thống tiêm chủng, đẩy mạnh việc tập huấn thường xuyên cho cán bộ tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm chủng dịch vụ về các quy định an toàn tiêm chủng...
Tiêm chủng tạo nền tảng vững chắc cho tương lai
Nhờ tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, như thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, giảm đáng kể tỷ lệ mắc sởi, bạch hầu, ho gà... Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể, từ 58 phần nghìn trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 23,3 phần nghìn năm 2016.
PGS-TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) |
Bên cạnh đó, tiêm chủng mở rộng còn giúp giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của người dân do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh.
Tiêm chủng mở rộng còn giúp trẻ em khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai
Vắc-xin giảm tải cho cán bộ y tế
Việc tiêm vắc-xin giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và tử vong, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm.
Ông Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) |
Như chúng ta thấy rõ từ đại dịch Covid-19, tiêm vắc-xin đã mang lại hiệu quả tích cực, làm giảm mắc và tử vong, đồng thời giảm mức độ nguy kịch, mức độ nặng, giảm số ngày điều trị (nếu mắc bệnh). Từ đó, giúp giảm chi phí điều trị cho người dân, gia đình và toàn xã hội.
Khi tiêm vắc-xin đạt độ bao phủ cao, gánh nặng bệnh tật giảm, đồng nghĩa ngành y tế giảm áp lực điều trị, giảm quá tải bệnh viện, cán bộ y tế có thời gian nghiên cứu khoa học, chăm sóc chuyên sâu, nâng cao chất lượng điều trị người bệnh. Tác động đó chính là những lợi ích lâu dài của công tác tiêm chủng mà người dân không nên bỏ qua vì sức khỏe bản thân và góp phần thúc đẩy một xã hội mạnh khỏe, hạnh phúc.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhiều lần khẳng định, vắc-xin rất an toàn
Để chính thức được sử dụng trên toàn thế giới, tất cả các loại vắc-xin đều phải trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và sản xuất nghiêm ngặt để đảm bảo hiệu lực của vắc-xin và tính an toàn.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội |
Tuy nhiên, bất cứ thứ gì đưa vào cơ thể cũng được xem là yếu tố lạ và có thể gây ra những phản ứng nhất định và vắc-xin cũng không ngoại lệ. Hầu hết mọi người sau khi tiêm vắc-xin sẽ gặp một số phản ứng thông thường, như phản ứng tại chỗ (sưng, đau, đỏ, ngứa tại vết tiêm, đau nhức cánh tay), hoặc phản ứng toàn thân (người mệt mỏi, uể oải, sốt nhẹ đến vừa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa…).
Tuy nhiên, đây là những tác dụng phụ phổ biến, cho thấy hệ thống miễn dịch đã được kích hoạt để bảo vệ cơ thể, thường không nguy hiểm, sẽ thuyên giảm và biến mất sau 1 - 2 ngày mà không phải điều trị.
Tẩy chay vắc-xin là có tội với cả một thế hệ
Không có vắc-xin thì những ca tử vong và tàn tật cả đời ở trẻ sẽ tăng cao do bệnh dịch gây ra. Do đó, việc tẩy chay vắc-xin là có tội với cả một thế hệ. Vắc-xin là thành quả của khoa học. Cũng bởi có quá nhiều người tử vong và mắc di chứng do bệnh tật, nên các nhà khoa học mới cực khổ, miệt mài để nghiên cứu, sản xuất vắc-xin.
Bác sỹ Trương Hữu Khanh, thành viên Hội đồng Đánh giá tiêm chủng quốc gia |
Muốn đưa ra một loại vắc-xin ra thị trường, Nhà nước phải bỏ ra tới hàng ngàn tỷ đồng, cùng với công sức, tâm huyết và thời gian của biết bao người, nên mỗi người có quyền tin tưởng rằng, vắc-xin là công cụ, là vũ khí chống lại nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm.
Cần có chính sách đào tạo và thu hút nhân lực thực hiện tiêm chủng
Trong bối cảnh các loại dịch bệnh truyền nhiễm đe dọa tấn công như hiện nay, thì nhiệm vụ của y tế dự phòng nói chung và vai trò vắc-xin nói riêng rất quan trọng. Để công tác này thực sự phát huy hiệu quả, Nhà nước cần chú trọng, quan tâm đầu tư nhiều hơn cho vắc-xin.
PGS-TS. Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) |
Theo đó, ngoài việc dành nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc-xin, cần quan tâm hơn và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ làm công tác tiêm chủng.
Đồng thời, có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ trong lĩnh vực này, bảo đảm khi đến cơ sở tiêm chủng, người dân được tiếp cận vắc-xin một cách an toàn, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc-xin.
Đồng thời, hợp tác quốc tế để huy động vốn thực hiện các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ, chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vắc-xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao.
Vắc-xin không chỉ dành cho trẻ em
Hiện vẫn còn một số người cho rằng, vắc-xin chỉ dành cho trẻ em và điều này không đúng. Với người lớn, tiêm chủng vắc-xin cũng rất quan trọng, để bảo vệ sức khỏe, tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Người lớn cần tiêm nhiều loại vắc-xin để bảo vệ bản thân trước các bệnh truyền nhiễm mà cơ thể chưa có miễn dịch.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec |
Ngoài ra, cũng cần tiêm nhắc lại một số vắc-xin đã được tiêm lúc nhỏ, như vắc-xin phòng bệnh ho gà, uốn ván, viêm gan B…, vì hiệu lực bảo vệ của các vắc-xin này bị suy giảm theo thời gian.
-
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm -
Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 "hạt cát" yêu thương
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"