-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Vừa qua, trên trang Facebook của Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số đã quảng cáo cho tính năng đo SpO2 của một số thiết bị vòng đeo tay (Smartband), đồng hồ thông minh (Smartwatch) với nội dung “Chỉ với 990.000 đồng bạn đã có một chiếc vòng đeo tay thông minh hỗ trợ đo SPO2 giúp nhận biết sớm bản thân có mắc Covid-19 hay không”.
Nội dung được một người nhận là bác sĩ tại TP.HCM chia sẻ, bị dư luận phản ứng gay gắt |
Cũng về chỉ số SpO2, một người xưng là "bác sĩ" - tên P.X.T ở TP.HCM vừa có bài viết kể về việc bản thân đã giúp đo cho một bệnh nhân mắc Covid-19 từ SpO2 còn 1% lên đến 10% rồi lại tụt xuống, rồi tăng lên 99%. Bài viết của bác sĩ này đã khẳng định bản thân đã "gạt được lưới hái tử thần trong gang tấc" cứu sống bệnh nhân.
Thực hư vấn đề này ra sao? Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, thông tin một chiếc vòng đeo tay thông minh hỗ trợ đo SpO2 giúp nhận biết sớm bản thân có mắc Covid-19 hay không là sai lệch.
Chuyên gia khẳng định, SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi, thuộc một trong những chỉ số giúp cảnh báo sớm F0 chuyển nặng, nhưng không phải dấu hiệu nhận biết người mắc Covid-19.
Do đó, thiết bị này là cần thiết với các trường hợp F0 bắt đầu có triệu chứng, không phải là dấu hiệu để nhận biết người mắc Covid-19.
Bác sĩ Vũ cho biết thêm, theo khuyến cáo, SpO2 là một chỉ số quan trọng. Nếu chỉ số này thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp.
Trường hợp chỉ số SpO2 >92% nhưng có các biểu hiện suy hô hấp như khó thở nhiều, thở nhanh >30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, bệnh nhân vẫn cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.
“Thiết bị vòng tay thông minh, đồng hồ thông minh hay các phần mềm có tính năng đo SpO2 thường phải được tích hợp sẵn với điện thoại và sẽ có mức độ sai số. Do đó, các thiết bị này chỉ mang tính chất tham khảo, không khuyến khích sử dụng”, bác sĩ Vũ khẳng định.
Thông tin quảng cáo sai lệch về vòng đeo tay phát hiện Covid-19. |
Liên quan tới thông tin một người nhận là "bác sĩ", cho biết đã cứu sống một bệnh nhân khi chỉ số SpO2 của bệnh nhân chỉ 1%, nhiều chuyên gia cho rằng đây là thông tin không chính xác, vì khi SpO2 = 1% thì bệnh nhân chắc chắn không thể sống.
Theo đó, đối với người lớn mắc Covid-19 (F0), SpO2 < 92% đã cần có chỉ định điều trị oxy liệu pháp cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần được cho nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp tại bệnh viện.
Mặc dù SpO2 ≥ 92%, nhưng nếu người bệnh có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh > 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Với người bệnh, đặc biệt là suy hô hấp, khi độ bão hòa oxy máu dưới 80% bệnh nhân sẽ rối loạn ý thức, tụt huyết áp và ngừng thở. Dưới 30% thì khả năng cứu sống đã rất mong manh.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn:
SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị;
SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
SpO2 dưới 80%: Bệnh nhân sẽ rối loạn ý thức, tụt huyết áp và ngừng thở.
SpO2 dưới 30%: Khả năng cứu đã rất mong manh.
-
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024