
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
![]() |
Năm 2018, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Biwase tăng mạnh 57,4%, đạt 325 tỷ đồng. |
Rắc rối các vấn đề về tài sản
Tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của Biwase, kiểm toán viên đã có một số lưu ý về nội dung tại thuyết minh số 40. Đó là nội dung liên quan đến các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp theo Quyết định số 3782/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về việc phê duyệt quyết toán cổ phần hóa Công ty TNHH Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương.
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng giá trị 6.478,9 tỷ đồng chưa được hoàn tất các thủ tục bàn giao do chưa có văn bản hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền. Do đó, các tài sản vẫn tiếp tục được theo dõi trên báo cáo tài chính của Công ty cho đến khi chính thức bàn giao cho các đơn vị quản lý.
Kiểm toán viên cho biết, các thủ tục kiểm toán đã thực hiện chỉ nhằm đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, mà không bao gồm các thủ tục kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1.000 (kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành). Do đó, số liệu liên quan đến khoản mục chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và tài sản cố định trên báo cáo tài chính riêng có thể thay đổi sau khi được kiểm tra, kiểm toán theo các quy định của Nhà nước về quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
Theo đó, thuyết minh số 40 trong báo cáo tài chính của Biwase ghi nhận số tài sản mà Công ty đang “tạm giữ hộ” không tính vào giá trị doanh nghiệp có giá trị tại ngày 31/12/2018 là 6.478,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản có giá trị lớn nhất trong nhóm tài sản này là chi phí xây dựng cơ bản với giá trị hơn 4.500 tỷ đồng, tiếp theo là hơn 1.882 tỷ đồng tài sản cố định. Một số tài sản khác trong nhóm này gồm tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, quyền hoàn thuế…
Nội dung tương tự cũng được thể hiện trong thuyết minh số 37 tại báo cáo tài chính Công ty mẹ của Biwase.
Rót vốn đầu tư cho công nghệ
Trong câu chuyện về tài sản cố định, ngoài phần tài sản đang tạm “treo” như trên, một trong những vấn đề đáng quan tâm là động thái đầu tư mạnh tay của Biwase vào tài sản cố định trong 2 năm gần đây.
Trong năm 2018, tiền chi để mua sắm xây tài sản cố định và các khoản tài sản khác của Biwase lên tới 3.164 tỷ đồng. Tốc độ tăng chi cho đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp này không thể không khiến các cổ đông “chóng mặt” trong mấy năm qua. Chi cho đầu tư tài sản cố định đã tăng gần 300% trong năm 2017 và tiếp tục tăng gần 60% năm 2018.
Điều đáng nói, trong năm 2018, tốc độ tăng chi cho tài sản cố định tuy chậm hơn về tỷ lệ phần trăm, nhưng giá trị tuyệt đối tăng thêm cũng không nhỏ, với mức đầu tư cao hơn tới 1.172 tỷ đồng so với năm trước.
Việc đầu tư vào tài sản cố định của năm 2018 lớn gấp 6,3 lần so với năm 2016. Tổng số tiền đầu tư của Biwase trong năm 2017 và 2018 đạt giá trị tuyệt đối lên tới 5.156 tỷ đồng, gấp 10,3 lần số tiền đầu tư cho tài sản cố định năm 2016.
Liên quan đến các khoản đầu tư lớn của Công ty vào tài sản cố định, trong nội dung trả lời Báo Đầu tư mới đây, bà Dương Anh Thư, người công bố thông tin của Biwase cho biết, việc Công ty đầu tư lớn là nhằm nâng cao công nghệ xử lý rác để tối đa nguồn lực, áp dụng công nghệ mới, tự động hóa trong lĩnh vực cấp nước và đầu tư đồng hồ ghi đọc tự động …
Hưởng lợi từ đô thị hóa
Năm 2018, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Biwase tăng mạnh 57,4%, đạt 325 tỷ đồng, trong đó riêng lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đã là hơn 313 tỷ đồng, tăng 51,67%. Trong đó, lý do chủ yếu giúp cho lợi nhuận Công ty tăng mạnh là giá nước năm 2018 tăng so với năm 2017.
Ngoài ra, theo giải trình của Công ty, tốc độ đô thị hóa dẫn đến sản lượng nước sạch, khối lượng rác thải xử lý cũng tăng lên so với năm trước. Những yếu tố này đã giúp doanh thu của Công ty tăng thêm 375,95 tỷ đồng (tăng 20,93%), dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm 212,87 (tăng 32,75%).

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower