Tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM đi huyện Cần Giờ có chiều dài khoảng 48,7 km đang được đề xuất bổ sung vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội.
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm với tổng vốn đầu tư 17.229 tỷ đồng; Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Kon Tum sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương không tham gia hoặc chậm thẩm định, trình chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án có vốn ngoài ngân sách.
Quốc lộ 14D kết nối các cảng biển miền Trung, Quốc lộ 1A với Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang ở biên giới Việt - Lào đã quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, nên việc đầu tư nâng cấp là rất cần thiết để phát triển kinh tế.
Các hạng mục công trình về cơ bản đã sắp sửa hoàn thiện, tuy vậy, tuyến đường từ cầu Nhật Lệ II đến đường tránh TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vẫn chưa thể thông tuyến do vướng mắc ở khâu đấu nối cuối cùng.
Với Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, việc Liên danh Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A đề nghị được áp dụng lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt là chưa có cơ sở để xem xét.
Đây là Dự án có quy mô lớn (sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 7 tỷ USD), công nghệ kỹ thuật phức tạp nên cần phải nghiên cứu cẩn trọng, toàn diện, kỹ lưỡng, đặc biệt là cân đối bố trí nguồn lực.
Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL dự kiến gọi 6.600 tỷ đồng vào cơ sở hạ tầng và hơn 9.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư thứ cấp.
Phần diện tích đất 1.904,4 m2 trụ sở làm việc của Ban Quản lý rừng tỉnh Hải Dương thuộc danh mục thu hồi để thực hiện dự án đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (đoạn từ Quốc lộ 37 vào Chùa Côn Sơn).
Dự án Nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất có tổng mức đầu tư dự kiến 350 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện năm 2024 - 2027.