Sự tham gia sâu, ngay từ đầu của các doanh nghiệp trong nước không chỉ góp phần kéo giảm chi phí xây dựng, mà còn đảm bảo việc chuyển giao công nghệ tại Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam diễn ra suôn sẻ.
Dự án thành phần 1 - Đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP do Liên danh Tập đoàn Vingroup - Techcombank là nhà đầu tư đề xuất dự án.
Khánh Hòa loại 4 dự án thủy điện vừa và nhỏ chiếm dụng nhiều đất rừng; Bình Định xin chuyển hàng trăm ha đất rừng để làm điện mặt trời;... là những thông tin về đầu tư đáng chú ý.
Với mục tiêu phấn đấu trở thành nền kinh tế động lực chủ đạo vùng Đông Bắc, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực đầu tư hạ tầng, tận dụng tối đa tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư.
Khớp với chủ trương thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ Việt Nam, phía Nhật Bản tập trung hỗ trợ Việt Nam trong các dự án đầu tư công, trong đó phát triển hạ tầng là then chốt.
Theo đó, trước hết là bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có); sau đó mới bố trí vốn để thu hồi số vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ bắt đầu nghiệm thu tổng thể để bàn giao công trình cho thành phố Hà Nội từ tháng 1/2021 và hoàn thành trong quý I/2021.
Tiếp “Thái tử” Samsung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn, ông lớn công nghệ Hàn Quốc đầu tư lĩnh vực bán dẫn ở Việt Nam để “khép kín chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử”.
Ngày 23/10, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương cho Tập đoàn PNE PG khảo sát, nghiên cứu và lắp đặt cột gió, đánh giá tiềm năng trên một số khu vực biển Phù Mỹ, Phù Cát.