Sau giai đoạn “giành đất” ở Hà Nội và TP.HCM, cuộc đua bán lẻ đang bùng nổ ở các tỉnh, thành phố vệ tinh. Những “vùng trắng” mặt bằng với chi phí thấp và sức mua mới nổi trở thành chiến trường chiến lược của các “ông lớn” trong ngành.
Chanh leo, chuối, dứa, dừa đang vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ USD, nhưng để giữ vững vị thế, ngành trái cây Việt cần chiến lược bài bản và liên kết bền chặt hơn.
Chuẩn bị kịch bản cho thị trường thường bùng nổ về nhu cầu hàng hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp tăng sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo nhu cầu hàng hoá sau dịch.
Doanh nghiệp có chuỗi sản xuất khép kín từ sợi, dệt, nhuộm, may sẽ là đối tượng tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVTFA) hiệu quả nhất.
Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội mới đây đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid – 19.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương TP. Hà Nội khẳng định, ngành công thương Thành phố đã có kịch bản cung ứng hàng và trong bất kỳ tình huống dịch bệnh nào, các hệ thống phân phối của Hà Nội cũng đảm bảo đầy đủ hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân, kể cả khi lượng mua sắm của người dân tăng gấp 1,5-2 lần.
Chẳng người thành công nào có cuộc đời "thuận buồm xuôi gió". Họ phải trải qua không ít thử thách, vấp váp và vượt qua những "bài kiểm tra" họ mới trưởng thành.
Ngay trong tuần này, lô thịt lợn do Tập đoàn Central Group nhập khẩu từ Canada và Brazil sẽ cập cảng Việt Nam, bổ sung thêm nguồn cung thịt lợn cho thị trường nội địa.
Dịch Covid-19 đang khiến ngành “kinh tế xanh” Thủ đô, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú “lao đao”, chật vật xoay sở để tìm hướng vượt qua gia đoạn rất khó khăn này.
Vinmart, BigC, Co.opmart... những doanh nghiệp bán lẻ tham dự cuộc họp khẩn về đảm bảo cung ứng hàng hoá chiều 7/3 của Bộ Công Thương đều khẳng định, doanh nghiệp đều tăng tích trữ hàng hóa gấp 3-5 lần và cam kết không tăng giá bán.
Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng ngoài Hà Nội để tăng lượng cung ứng cho địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc với ông Viktor Linnik, Chủ tịch Tập đoàn Miratorg, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ sẽ tạo mọi điều kiện để Miratorg có thể cung cấp nông sản, nhất là các loại thịt lợn, thịt bò cho Việt Nam và nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam cung cấp cho thị trường Nga.