Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh cục bộ hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao vì đi qua nhiều khu tái cư mới xây, chồng lấn với công trình trọng yếu sẽ gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức giao thông.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.
Mối quan hệ giữa Hà Nội và vùng Ile-de-France (Pháp) được xem là mô hình kiểu mẫu về hợp tác cấp địa phương giữa Việt Nam và Pháp. Trong đó, riêng về lĩnh vực phát triển đô thị, thành phố thông minh bền vững, vùng Ile-de-France là đối tác quan trọng của Thủ đô Hà Nội.
Với 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, trải rộng 60 thị trường lớn, là đòn bẩy quan trọng cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt được khuyến khích “nhanh chân” tận dụng FTA để đạt lợi ích nhiều hơn.
Cảng Trần Đề có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu chuyên container tải trọng 100.000 DWT hoặc lớn hơn, tàu hàng rời 160.000 DWT… mở ra một cửa ngõ giao thương mới cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, quyết liệt giải quyết các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II (Bắc Ninh), tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng; Đồng Nai trao giấy phép đầu tư 2 dự án FDI với số vốn 30 triệu USD…
Thời gian đến, tỉnh Gia Lai sẽ mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh ở khu vực phía Đông nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Theo nghị quyết số 150/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa mới ban hành, tỉnh sẽ dành tối đa 6.200 tỷ đồng vốn ngân sách để thực hiện 4 dự án hạ tầng giao thông.