Khác với sự im ắng của cùng kỳ năm trước, thị trường bất động sản phía Nam đang được kích hoạt bởi hàng loạt động thái chuẩn bị “bung hàng” của chủ đầu tư, từ gặp gỡ đại lý, hoạt động kick-off đến đẩy mạnh truyền thông dự án mới.
Thành lập chưa lâu, nhưng nhiều doanh nghiệp địa ốc đang có trong tay quỹ đất khá lớn, tích cực phát triển dự án và xây dựng kế hoạch phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.
Các thành viên thị trường địa ốc có cơ sở để lạc quan khi các chính sách mang tính nền tảng đã được ban hành và sẽ sớm thẩm thấu vào hoạt động của doanh nghiệp.
Hình thức huy động vốn như hợp tác kinh doanh, góp vốn với cam kết lãi suất cực kỳ hấp dẫn đang nở rộ. Hám lợi, cả tin, không ít nhà đầu tư dễ dàng bị “mắc câu”.
Nhấn mạnh về diễn biến thị trường đất nền tại Hà Nội, đại diện Savills cho rằng, nhà đầu tư cần có căn cứ xác định giá phù hợp và tránh các trường hợp “nhảy giá”.
Kinh doanh trầy trật, diện tích hấp thụ và tỷ lệ trống có lúc đạt “đỉnh ngược” trong 4 năm qua, nhưng thị trường văn phòng Hà Nội vẫn khẳng định sức hút với nhà đầu tư ngoại.
Với việc nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết chủ động tái cấu trúc và đẩy mạnh bán hàng trở lại từ đầu quý III/2020, bức tranh chung của ngành bất động sản dự báo không quá bi quan.
Nguồn cung khan hiếm, giá liên tục được đẩy tăng, chủ đầu tư mở bán muộn để tối đa hóa lợi nhuận… khiến chung cư không còn “màu mỡ” đối với nhà đầu tư thứ cấp.
Dù Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng từ cuối quý IV/2020, thị trường bất động sản bán lẻ đang bật lên, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Làn sóng đầu tư phân khúc bất động sản công nghiệp ngày càng bùng nổ. Song để “ăn tiền”, chủ đầu tư phải tạo KCN đồng bộ, thậm chí phải tạo hệ sinh thái, có cả du lịch nghỉ dưỡng.